.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

SƯU TẦM VUI VỀ KIM TRỌNG

Tạ Quang Khôi




Vào giữa niên học 1962-63, tôi được đổi từ Vĩnh Long về MỹTho. Vì đổi vào giữa năm như vậy, nhà trường không thể xếp đủ giờ cho tôi…hành nghề. Ông giám học phải cắt xén bớt một số giờ của các giáo sư khác để tôi không phải “ngồi chơi xơi nước” mà cuối tháng vẫn cứ được nhà nước trả lương. Vì tôi là một giáo sư mới, nhà trường chưa biết khả năng của tôi nên không thể cho tôi phụ trách những lớp đi thi. Tôi ăn lương giáo sư đệ nhị cấp, không thể cho tôi dạy những lớp nhỏ. Sau khi tính toán, đắn đo, ông giám học cho tôi vào mấy lớp đệ Tam. Cách giải quyết đó vừa là một biện pháp ưu đãi (vì ông là bạn đồng môn của tôi ở sư phạm) vừa là một cách thử tay nghề. Ai cũng biết học sinh lớp đệ Tam quậy nhất trong bảy lớp trung học. Các em mới ra khỏi bậc đệ nhất cấp nên vẫn thuộc loại ”ăn chưa no, lo chưa tới”, lại chưa phải lo thi. Nhiều em nghịch ngầm và thường che chở lẫn nhau nên giáo sư khó tìm ra thủ phạm.
Năm ấy, trong những lớp đệ Tam do tôi phụ trách, có một lớp văn chương. Học văn chương thì cũng quậy theo văn chương. Nói cho ngay, dùng chữ “quậy” không đúng với các em trong lớp này. Các em có những câu hỏi về văn chương làm giáo sư cũng khó trả lời.
Một hôm, tôi giảng Kiều, đoạn Kim Trọng lấy được chiếc thoa cài tóc của Thúy Kiều, một học sinh có ý kiến :
- Thưa thầy, theo em, Kim Trọng là một tên ăn cắp, đã với tay sang nhà hàng
xóm lấy đồ.
Chị em Thúy Kiều- Thúy Vân
Chị em Thúy Kiều- Thúy Vân
Cả lớp, kể cả tôi, đều ngạc nhiên về ý kiến mới lạ này. Tôi hỏi tại sao em lại nói như vậy, em bình tĩnh đáp :
- Thưa thầy, em xin đọc lại đoạn văn này để cả lớp cùng nhận định.
Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Cách tường phải buổi êm trời,
Dưới đào dường có bóng người thướt tha.
Buông cầm, xốc áo, vội ra,
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh.
Lần theo tường gấm dạo quanh,
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.
Giơtay, với lấy về nhà :
“Này trong khuê các đâu mà đến đây ?...”
Như vậy, rõ ràng là Kim Trọng thò tay sang nhà hàng xóm lấy trộm kim thoa.
Cả lớp im lặng như tờ, chính tôi cũng chưa biết nói sao. Ngưng một chút, em tiếp :
- Thưa thầy, phải giơ tay, với mới tới thì chắc chắn chiếc thoa phải ở sâu trong
vườn nhà Kiều, chớ không ở sát bờ rào. Hàng xóm nhà em có một cây mận gần bờ rào. Nếu cành mận xòa hẳn sang vườn nhà em, em mới có quyền hái trái mà không bị tiếng là ăn trộm. Em mà bắt chước Kim Trọng với tay sang nhà hàng xóm lấy đồ, chắc chắn sẽ bị đánh què tay.
Ngay lúc đó, tôi không biết nói sao, vì lý lẽ của em học sinh đúng quá. Ðưa tay sâu vào vườn nhà người khác để lấy đồ vật không phải của mình chắc chắn là một kẻ ăn trộm. Nếu, vì một lý do nào đó, đồ của mình rớt vào vườn nhà người ta, muốn lấy lại, mình cũng phải xin phép chủnhà đàng hoàng, không thể tự tiện thò tay vào lấy. Học sinh trong lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Ai cũng khen ý kiến của bạn là đúng, là độc đáo. Một em học sinh khác bỗng nói lớn :
- Vậy mà cứ khen là “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” Hào hoa mà đi
ăn trộm đồ nhà hàng xóm.
Thế là cả lớp cười ồ lên. Tôi cũng đành cười theo. Em học sinh vừa có ý kiến
độc đáo lại nói thêm :
- Thưa thầy, đã không biết mắc cở,sáng hôm sau Kim Trọng còn bắt bí Thúy
Kiều phải thề thốt nữa. Như vậy là tống tình chớ không phải tỏ tình.
Cả lớp lại cười.
Tối hôm đó, tôi tìm trong bản Kiều dịch sang tiếng Pháp xem những chữ “giơ tay
với lấy” đã được dịch như thế nào. Theo bản dịch của giáo sư Nguyễn Cửu Chấn thì bốn chữ đó được dịch như sau : “Etendant le bras, il prit l’objet et le ramenant chez lui.» Ðã hơn bốn chục năm qua, tôi không dám chắc câu dịch vừa kể hoàn toàn đúng 100%, nhưng nếu sai cũng không sai bao nhiêu. Như vậy là rõ ràng Kim Trọng đã đưa tay sâu vào vườn nhà người khác, không phải như chàng nói với Kiều vào sáng hôm sau : «Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp phố mà mong châu về.» (Bắt được hư không nghĩa là vô tình mà nhặt được). Sau này, khi đã sang Mỹ, nhớ lại chuyện cũ, tôi xem bản tiếng Anh của giáo sư Huỳnh Sanh Thông : «He reached for it and took it home.”.
Em học sinh có ý kiến độc đáo này sau khi đậu tú tái, lên Saigon học Triết ở đại học Văn khoa. Vì bận học, em ít liên lạc với tôi, rồi dần dần biến luôn. Nhưng tôi tin em đã trở thành một giáo sư Triết xuất sắc.
Cây trúc xinh
Cũng trong giờ giảng về ca dao, tục ngữ, thầy đề cập tới những lời tình tứ của con trai dành cho con gái, như :
Trúc xinh, trúc mọc đầu đình,
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh
hoặc
Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh.
Một vài nam sinh xì xào bàn tán :”Các cụ nhà ta nịnh đầm cũng một cây xanh rờn. Ngày nay đốcó ai theo kịp.” Sau tiếng xì xào liền có những tiếng cười khúc khích. Thầy không phản ứng gì vì cho là câu nói đùa vô hại. Thầy định đọc thêm mấy câu ca dao tình tứ nữa , bỗng ở cuối lớp, một nam sinh gọi tên một nữ sinh thật lớn :
- Ngọc Hoa ơi ! Trúc xinh trúc mọc trong vườn, Hoa xinh Hoa có cởi truồng
cũng xinh.
Tức thí cả lớp cười phá lên. Trò Ngọc Hoa ngồi ngay bàn đầu mặt đỏ ửng, nhưng cũng cười theo cả lớp. Thấy cũng không nhịn được cười và thầm phục tên học trò nhanh trí đã “phóng tác” cấp thời để cả lớp cùng vui..
Tạ Quang Khôi

MÓN QUÀ

 Món quà đáng quý nhất trên đời

Mon qua dang quy nhat tren doi, Truyện ngắn: Món quà đáng quý nhất trên đời
Truyện ngắn: Món quà đáng quý nhất trên đời
Một ngày nọ, có một tín đồ đến thỉnh giáo thiền sư: “Con là người đã có gia đình, nhưng con lại đang rất yêu một người con gái khác, con phải làm thế nào bây giờ?”.
Thiền sư nói: “Con có chắc chắn rằng cô gái ấy thực sự là người con yêu nhất trên đời này không?”.
“Vâng, người đó cho con những giây phút đẹp nhất, cô ây thực sự rất tuyệt vời”, tín đồ khẳng định.
Thiền sư không trả lời trực tiếp câu hỏi của anh ta mà chỉ nói với tín đồ: “Con hãy nhìn 3 cây nến trong cái lư hương trước mặt, cây nào sáng nhất”. Tín đồ nói: “Độ sáng đều như nhau, làm sao có thể nhìn ra được cây nào sáng nhất ạ”.
Thiền sư nói tiếp: “Con hãy cầm lấy 1 cây, để trước mặt. Giờ dùng tâm để nhìn xem cây nến nào sáng nhất”.
“Đương nhiên cây nến đặt trước mặt là cây nến sáng nhất rồi ạ”, tín đồ trả lời.
Thiền sư lại nói: “Bây giờ con hãy để 3 cây nến như hiện trạng ban đầu và hãy nhìn thật kỹ xem trong ba cây, cây nào sáng nhất”.
Tín đồ nói: “Nếu để như lúc đầu thì độ sáng như nhau, vốn không thể nhìn ra cây nào sáng nhất”.
“Đúng là như vậy”, thiền sư cười đáp.
“Thực ra việc nhìn thấy 3 cây nến cũng giống như việc con gặp người phụ nữ kia trong cuộc đời mình vậy. Khi để nó ở trước mặt, dùng tâm nhìn nó sẽ càng cảm thấy nó đẹp nhất, nhưng khi đã để nó về chỗ cũ thì lại không hề thấy chút ánh sáng nào từ nó. Cho nên kiểu tình yêu này, chỉ như trăng dưới nước, căn bản không vượt qua nổi thử thách của thời gian, cuối cùng cũng chỉ là hư không mà thôi”.
Mon qua dang quy, Món quà đáng quý nhất trên đời
Dừng lại một lúc, vị thiền sư nói tiếp: “Trong cuộc sống hôn nhân, người ta thường lờ đi những ưu điểm của đối phương, thay vào đó lại phóng đại những khuyết điểm. Cái gì mới là tình yêu chân chính? Có thể đồng cam cộng khổ, bao dung cho nhau, đó mới là tình yêu chân chính. Nó có vẻ bình thường, nhưng lại rất sâu lắng, là tình cảm đáng được trân trọng suốt cuộc đời”.
Tín đồ nghe xong, trước mắt bỗng phảng phất hình ảnh người vợ vì để cho mình an tâm làm việc đã từ bỏ cơ hội đi công tác ở nước ngoài, vì để cho mình có được sự ấm áp những ngày đông giá rét mà khổ sở học đan áo len… Trong lòng tín đồ bỗng chốc như tỉnh ngộ, anh ta cảm ơn thiền sư, chạy như bay về nhà.
Lòng người luôn vì sự mù quáng nhất thời mà đi lạc hướng, vì sự cô đơn nhất thời mà tìm sai chốn về. Kỳ thực, nơi luôn luôn mở rộng cửa đón ta chính là nhà, người có thể hi sinh vì ta chính là người thân yêu của ta trong ngôi nhà đó. Nhà chính là bến cảng cho chúng ta tránh gió bão, là chốn về cho tâm hồn mỗi người và là món quà vô giá để chúng ta suốt đời trân trọng yêu thương.
Tìm thấy người tự nguyện cùng mình đối diện, cùng mình gánh vác, cùng mình chia sẻ, có thể cùng mình trải qua những tháng ngày sống giản đơn mà hạnh phúc, đó mới chính là món quà đáng quý nhất trên đời.
[Dân Trí]

TRUYỆN CƯỜI NGẮN SƯU TẦM

Truyện cười: Ông và cháu nội =))

Truyen cuoi, Truyện cười ông và cháu
Ông nội và cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.
- Cháu: Đây tôi đưa bác 5 ngàn, nhưng với một điều kiện.
- Ông: Điều kiện gì cũng được.
- Cháu: Thật không?
- Ông: Thật!
- Cháu: Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy!!!
- Ông:…..
————–***————–
Cháu hỏi ông nội:
- Ông ơi, đồ ngoại và đồ nội, đồ nào tốt hơn ạ?
- Đồ ngoại tốt hơn cháu ạ!
Mấy ngày sau, cậu bé nói với mẹ:
- Mẹ ơi, mai bảo ông ngoại đi họp cho con nhé!
- Sao lại ngoại?
- Vì… đồ ngoại tốt hơn đồ nội mà!
Nguồn Sưu tầm

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

KỸ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG P1







































 
NỮ SINH HOÀNG DIỆU NK 68-75 GIÚP VUI VĂN NGHỆ




 

NHÀ HÀNG TỔ CHỨC TIỆC LIÊN HOAN

                                                                            



    

                                                                                







Hình ảnh được cung cấp bởi Trương Minh Nhựt HD 68 75 và Nguyễn hữu Thắng HD 66 73 mong là qua những hình ảnh nầy, các bạn có thể tìm lại hình ảnh tuổi học trò dưới mái trường Hoàng diệu thân thương.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.