.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ.

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại 2/3 số quốc gia được khảo sát, tai biến này là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh để lại những di chứng nặng nề về sau.
Sau khi nhận diện người bị tai biến mạch máu não
Có một câu chuyện kể lại rằng: “Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch vì đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vì kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều. Khi mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã được đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đời vì tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.


                                                                              




Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến các bạn một phương pháp rất đơn giản và hữu hiệu để có thể kịp thời cứu sống người đột quỵ
Cây kim có thể cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Rất có thể các bạn đã nhận được thông tin này rồi, nhưng biết thêm vẫn tốt. Hãy giữ một cây kim (nhớ là thật sạch) ở trong nhà để làm điều này. Đây là một cách vô cùng kỳ diệu và độc đáo để cứu người bị đột quỵ. Hãy đọc thật kỹ biết đâu có ngày bạn sẽ có dịp sử dụng kiến thức này để cứu người.
Bài viết này thật tuyệt. Hãy giữ nơi thuận lợi nhất. (Tốt nhất là học thuộc và giữ nó trong đầu của bạn). Đây là các mẹo tuyệt hảo. Hãy bỏ ra một vài phút để đọc. Biết đâu có ngày hữu dụng. Mạng sống của ai đó có thể phụ thuộc vào bạn.
Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chỗ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng. (Nhớ là phải rửa tay thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây):
1. Hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.
2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.
3. Chích đến khi nào máu chảy ra.
4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.
5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.
7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu vội vàng chở đi bệnh nhân đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được thì cũng do phước đức ông bà để lại mà thôi.
Irene Liu kể lại rằng:“Tôi học được phương pháp cứu người bằng cách chích cho máu chảy ra từ Bác sĩ Ha Bu-Ting ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy tôi có thể nói phương pháp này hiệu quả đến 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại trường Đại học Fung-Gaap ở Tai-Chung. Một ngày nọ tôi đang dạy ở trong lớp thì có một giáo viên khác chạy đến lớp tôi và nói trong hơi thở hổn hển: “Cô Liu ơi, mau lên, sếp bị đột quỵ rồi!”
Tôi chạy ngay lên tầng 3. Khi tôi nhìn thấy sếp tôi, ông ChenFu-Tien, thì ông ta da đã nhợt nhạt, nói ngọng nghịu, miệng méo – tất cả các hiện tượng của chứng đột quỵ. Tôi liền nhờ một học sinh đến một tiệm thuốc bên ngoài trường học mua một cây kim và dùng nó chích mười đầu ngón tay ông Chen. Khi tất cả mười đầu ngón tay của ông ta đã chảy máu (mỗi ngón tay đều chảy một giọt máu bằng hạt đậu), sau vài phút, khuôn mặt của ông Chen hồng hào trở lại và đôi mắt cũng đã có thần hơn. Nhưng miệng ông ta vẫn còn méo. Thế là tôi kéo tai ông ta cho máu chảy đến tai. Khi tai ông ta đã đỏ, tôi liền chích vào 2 dái tai của ông để nặn ra hai giọt máu. Khi cả hai tai đều đã được nặn máu, mỗi bên hai giọt, thì một điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong vòng 3 – 5 phút, miệng ông ta đã trở lại hình dáng bình thường và giọng nói trở nên rõ ràng. Tôi để cho sếp tôi nghỉ ngơi một lát và uống một tách trà nóng, rồi tôi giúp ông đi xuống cầu thang và chở ông đến bệnh viện. Ông nghỉ tại bệnh viện một đêm và hôm sau được xuất viện để trở về trường dạy học.
Mọi việc xảy ra rất bình thường. Không hề có một tác động nào xấu để lại. Mặt khác, nạn nân đột quỵ thường phải chịu tình trạng mạch máu não bị vỡ  khó tránh khỏi trên đường đi đến bệnh viện. Kết quả là các nạn nhân này sẽ không bao giờ phục hồi được. Sau khi kể lại câu chuyện này Irene Liu tiếc nuối rằng: “Cha tôi đã bị liệt và sau đó đã chết vì bị đột quỵ. Ước gì mà tôi đã biết được cách sơ cứu này trước khi chuyện đau lòng ấy xảy ra. Khi bị bệnh nhân bị đột quỵ, các mạch máu não sẽ bị vỡ”.
Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong rất nhanh. Những người may mắn có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu liệt suốt đời. Điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường.

Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm như vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong và giúp người bệnh thoát chết trong gang tấc.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

DÌ TÔI




Ngày tôi đến Mỹ là một ngày cuối Tháng Ba cách nay gần chín năm, đêm đó tôi ngủ ở nhà dì tôi. Phần lạ giờ, phần lạ chỗ nên mãi đến gần hai giờ sáng tôi mới có thể chợp mắt. Nhà của dì nhỏ nên tôi ngủ tạm trên chiếc sofa ngoài phòng khách, kế bên cái bếp. Vừa chợp mắt chút xíu thì tôi nghe tiếng lục đục ngay bên cạnh, mở mắt ra tôi thấy dì đứng ngay cái counter ăn bánh mì. Nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi thấy trời tối thui.

                                                       




 -   Ngủ được không con? Mới ba rưỡi sáng thôi, con ngủ tiếp đi.
Dì tôi nói.

-   Sao Dì thức sớm vậy? Tôi hỏi.

-   À, tới giờ Dì đi làm rồi. Con ngủ tiếp đi nha, Dì đi đây.

Tiếng xe của dì khuất xa thì tôi cũng tỉnh ngủ hẳn. Tôi tỉnh ngủ không phải vì bị mất giấc, mà vì có cái gì đó thảng thốt trong tâm trí tôi. Hình ảnh của dì đứng gặm ổ bánh mì khô trong ánh



đèn bếp vàng vọt vào giữa khuya, lạnh giá khiến tôi xúc động mạnh. Ở Việt Nam tôi cũng từng đi làm công nhân, cũng từng trải qua cảnh nghèo khổ, nhưng tôi chưa từng phải hay thấy người thân nào trong gia đình tôi ăn sáng vào lúc ba giờ rưỡi khuya như thế này.

Ngày thứ hai, khi tôi còn đang ngủ ngon giấc thì tôi lại nghe tiếng lục đục kế bên. Mở mắt ra tôi thấy trời sáng chưng và thấy chị Ly, con lớn của dì đang lục cái gì trong ngăn tủ.

-   Mới ngủ dậy hả, ngủ tiếp đi. Ly đang kiếm thuốc cho mẹ.

-   Ủa, dì đâu chị?

-     Ðang ở nhà thương, mẹ Ly phải đi cấp cứu. Ly phải kiếm thuốc cho mẹ đem vô trỏng cho bác sĩ coi.

Tôi nhảy khỏi ghế phụ kiếm với chị. Chừng một lúc sau, chị đưa cho tôi coi cái hộp thuốc của dì. Lần này tôi càng thảng thốt hơn nữa. Trong đời tôi chưa bao giờ thấy cái hộp thuốc nào to và đựng nhiều thuốc như vậy. Cái hộp thuốc đó to cỡ như cái hộp đựng mứt Tết, với nhiều ngăn nhỏ, đựng rất nhiều viên thuốc đủ màu, đủ hình thù khác nhau.

- Ngày nào mẹ Ly cũng phải uống bao nhiêu đây thuốc. Chị Ly nói.

Tôi chỉ biết trợn mắt chứ không biết phải nói gì nữa.

                                                      



 Ngày hôm sau tôi mới được vào thăm dì trong bệnh viện. Dì vẫn còn nằm trong phòng ICU, phòng săn sóc đặc biệt. Dì nằm lọt thỏm trong cái giường để giữa phòng, với đủ thứ dây nhợ



xung quanh. Xanh xao, khô héo. Lúc đó tôi không tưởng tượng nổi người nằm trên giường là người dì khỏe mạnh, hoạt bát mà tôi mới gặp hôm qua. Khuôn mặt của dì như biến dạng, cái miệng sưng vù, thâm tím, mắt nhắm nghiền trong trạng thái bất tỉnh. Lúc vào phòng cấp cứu, dì đã bất tỉnh nên người ta phải cạy miệng dì ra để đặt ống dẫn khí vào cuống phổi, có lẽ vì phải gấp rút cứu mạng của dì mà người ta đã mạnh tay làm gãy mất 4 cái răng cửa của dì, cả hàm răng dưới cũng lung lay. Cánh tay dì khẳng khiu, đầy vết kim chích. Thân hình dì sộp xuống mỏng manh. Dì như một chiếc lá khô héo sắp rời cành. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi và nghẹn ngào.

Trên đường về, chị Ly kể cho tôi nghe bệnh sử của dì. Dì tôi bị bệnh suyễn mãn tính đã vài chục năm, nhiều lần lên cơn thì rất nặng, phải vào bệnh viện cấp cứu. Có khi phải nằm bệnh viện vài tuần vì phổi không hoạt động. Mỗi lần dì lên cơn suyễn là phải nghỉ ở nhà cả tháng. Chị còn đùa là dì hay phải đi cấp cứu khi đang ở sở làm, và cấp cứu thường xuyên tới nỗi những người làm chung với dì khi tiễn dì ra xe thường nói “See you next month!”

Tôi biết dì tôi bị bệnh suyễn đã lâu vì dì hay nhờ mẹ tôi kiếm mua đủ thứ cây lá, côn trùng sấy khô gửi qua để dì làm thuốc uống. Ai chỉ gì, dì làm nấy. Thôi thì đủ loại, từ mật trăn, mật bìm bịp tới nhiều con dì nhờ kiếm, cả nhà tôi cũng chỉ mới nghe tên lần đầu, chẳng hạn như con Tèn Hen.

Lần này dì về nhà thì nghỉ làm luôn. Bác sĩ nói dì không thể làm việc được nữa, vì phổi của dì rất yếu, nếu bị lên cơn suyễn nữa thì có thể sẽ không cứu được. Ông ta nói “Bà có biết tôi mới cứu bà khỏi địa ngục không? Bà muốn tiền hay muốn giữ mạng sống của bà?”

Công đoàn nơi dì làm việc giúp dì xin được bảo hiểm bệnh tật nơi sở làm và chứng nhận tàn phế. Họ giúp dì điều đó bởi vì dì đã làm cho nhà máy đó hơn hai mươi lăm năm. Sau này dì kể với tôi, dì vô nhà máy đó khi họ mới mở có vài người, cho tới khi dì nghỉ họ có tới vài ngàn công nhân. Dì làm đúng chỗ đó hai mươi mấy năm, ngày nào cũng phải hít bột làm bánh, nên có thể dì bị bệnh là vì vậy.

-   Dì làm bao nhiêu năm họ không chuyển dì sang chỗ khác cho đỡ hơn sao?

-   Họ cũng muốn đôn dì lên làm supervisior nhiều lần, nhưng dì từ chối. Tại vì dì không biết chữ nghĩa gì hết con ơi. Với lại dì làm quen rồi, dì không muốn thay đổi.

Chị Ly nói thật ra dì không muốn thay đổi là vì dì sợ. Dì sợ bị mất việc làm.

Còn tại sao dì sợ mất việc làm thì tôi có thể hiểu. Một người đàn bà ít học, một mình vượt biển cùng một đứa con gái nhỏ, đến một đất nước xa lạ, với một gánh nặng trách nhiệm với một đại gia đình ở bên kia đại dương, thì làm sao có thể buông cái phao này để bắt cái phao khác? Dì tôi hoàn toàn không có cơ hội để đi học lại, để hòa nhập với xã hội mới, để mà ngoi lên cao hơn nữa. Dì tôi không dám sống cho mình, mà chỉ sống vì gia đình.
                                                     
                                                 


Dì đơn độc ở Mỹ vì không thể bảo lãnh cho gia đình. Hồi ở trại tị nạn, dì không có người bảo lãnh, nên phải khai tên khác để ghép với một gia đình bà con xa để được vào Mỹ. Trước khi vượt biên đến được đảo Pulau Bidong, tàu của dì bị cướp bốn lần, khi tới đảo thì ai nấy chỉ còn đúng bộ đồ mặc trên người. Dì nói giữ được cái mạng sống của mình đã là một may mắn, có người ở tàu đi trước, khi lên tới đảo thì họ đã như hóa điên. Lúc đó để thoát khỏi cảnh tị nạn, để mất luôn cái tên thì cũng đành cắn răng. Hồi đó chỉ nghĩ làm sao được đi làm nhanh nhanh để giúp đỡ gia đình còn kẹt lại, chứ đâu nghĩ đến chuyện đoàn tụ sau này.

Ngay những ngày ở trại tị nạn, khi có người bạn ở Mỹ giúp cho vài trăm, dì đã vội vã tìm cách gửi về cho ngoại. Dì sợ ngoại bệnh không có tiền mua thuốc. Tới Mỹ hôm trước, hôm sau dì đã xin đi rửa chén cho nhà hàng, làm luôn hai ba việc, để mỗi hai tuần lại gửi về cho gia đình một thùng quà. Dì kể lúc ở tiểu bang lạnh, sáng nào ra khỏi cửa cũng bị té một cái ạch đến tỉnh ngủ vì đường trơn tuyết lạnh. Hai tháng sau thì dì dời về Nam Cali, có được việc làm ở xưởng bánh thì bám luôn tới bây giờ.

                                                                              

Cứ như vậy, suốt hai mươi lăm năm, dì miệt mài như một con ong bên dây chuyền nhồi bánh. Mỗi ngày ra khỏi nhà lúc ba giờ rưỡi sáng, về nhà lúc hai giờ chiều. Cái phổi phải hứng không biết bao nhiêu triệu hạt bột, cái thân phải khổ sở với biết bao nhiêu cơn hen suyễn. Dì vẫn can trường chịu đựng với một suy nghĩ ơn giản, cha mẹ già, anh chị em bên kia rất cần sự giúp đỡ của dì, nên dì không thể buông tay.


Chính nhờ dì không buông tay, mà chị em tôi mới được ăn học tới nơi tới chốn. Dù chúng tôi lớn lên vào lúc Việt Nam khó khăn nhất, chúng tôi vẫn được đến trường, vẫn có cơm ăn áo mặc, tất cả là nhờ sự hy sinh của dì. Thật không sao nói hết được lòng tri ân của chúng tôi đối với dì. Dì không chỉ cho chúng tôi cơm ăn, áo mặc, mà dì còn cho chúng tôi những bài học về sự hy sinh cho người khác, về tình thương yêu vô bờ bến với người thân, lòng nhân ái với những người xung quanh.

Giờ đây căn bệnh suyễn không còn hành hạ dì nữa. Dì đang sống với con cháu vui vẻ, hiếu thuận trong căn nhà có ba thế hệ. Với mọi người đó có thể là một kết thúc có hậu, nhưng với tôi có chút gì đó đau xót. Niềm vui hôm nay khó lòng bù đắp cho những ngày xuân trẻ đớn đau, khổ cực đã qua của dì.

                                             


Câu chuyện của dì tôi, cũng như hàng ngàn cô chú bác, anh chị em khác. Những người hàng ngày vẫn miệt mài với công việc công nhân trong công xưởng, lao công trong nhà thương, phụ bếp, bồi bàn trong nhà hàng, hay bốc vác, làm cá ở chợ, thợ nail, thợ tóc trong các tiệm làm đẹp. Những người làm việc mười hai, mười bốn tiếng mỗi ngày với những công việc nặng nhọc, độc hại. Những người khi về già phải mang nhiều thứ bệnh trong người, phải chịu đựng những cơn đau nhức đến tận xương tủy. Dù họ không có khả năng chữ nghĩa để có thể trở thành luật sư hay bác sĩ, nhưng họ vẫn rất đáng kính vì họ kiếm sống bằng sức lao động chân chính của mình. Họ không chỉ kiếm tiền để giúp đỡ cho gia đình của họ, giúp con cái họ thành tài, mà còn đóng thuế cho nhà nước, giúp cho doanh thương của đồng hương phát triển, góp phần giúp cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh. Chúng ta vẫn hay ca ngợi gương thành công của những người nổi bật mà quên mất sự hy sinh thầm lặng của những người bình thường. Chúng ta luôn ca ngợi sự phát triển của cộng đồng hôm nay bằng những đóng góp của những chính trị gia, nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư mà quên mất những người đó là những bông hoa được nở ra từ sự tưới tắm, vun trồng bằng máu, bằng mồ hôi, bằng nước mắt, bằng tuổi xuân của những người như dì tôi.

Ðừng chỉ nhìn sự thành công của cộng đồng người Việt chúng ta với con mắt vui mừng, hoan hỉ mà hãy nhìn thêm với tấm lòng tri ân và thương xót với những hy sinh lặng thầm.


Little Saigon, ngày 4 tháng 12, 2013


Trinh M Phí

                                              

LÒNG BIẾT ƠN.


 Một thanh niên học tập xuất sắc đến xin ứng tuyển vào một chức vụ quản lý ở một công ty lớn.

Anh ta qua được vòng phỏng vấn thứ nhất. Vào vòng thứ 2, giám đốc công ty sẽ trực tiếp phỏng vấn anh ta và là người quyết định.

Qua lý lịch của người thanh niên, vị giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.

Người giám đốc hỏi:

-   Khi đi học ở trường, cậu có được học bổng nào không?

Cậu thanh niên trả lời: "Không." Ông ta hỏi tiếp:

-   Vậy là cha của cậu trả học phí cho cậu phải không?”

Cậu ta đáp:

-    Cha tôi mất năm tôi mới lên một. Chính mẹ tôi là người trang trải tiền học cho tôi.

-   Mẹ cậu làm việc ở đâu?

-   Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo.

Ông ta bảo cậu cho ông xem tay của cậu. Chàng thanh niên đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mịn màng.

Người giám đốc lại hỏi:

-   Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?

Cậu ta trả lời:

-   Không thưa ông. Mẹ tôi chỉ muốn tôi đọc nhiều sách và lo học hành. Với lại, mẹ tôi có thể giặt đồ nhanh hơn tôi.
  
- Tôi có 1 yêu cầu. Hôm nay cậu đi về gặp mẹ và rửa tay cho bà. Sáng mai quay lại đây gặp tôi.

Người thanh niên thấy có nhiều khả năng được tuyển dụng nên về đến nhà cậu vui vẻ bảo mẹ để cậu rửa tay cho bà. Bà mẹ tuy thấy đề nghị của con rất lạ kỳ nhưng bà cảm động và hạnh phúc để cho con trai rửa tay cho mình.

Trong khi cậu chậm rãi rửa 2 bàn tay của mẹ, nước mắt cậu tuôn ra.

Đó là lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay của mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen. Một số chỗ bầm tím mới khiến bà đau và rùng mình khi cậu rửa tay của bà trong nước.

Đó cũng chính là lần đầu trong đời cậu nhận ra chính đôi tay của mẹ đã giặt bao nhiêu là đống quần áo để có tiền đóng học phí cho mình. Những vết sẹo, chỗ bầm trên hai bàn tay mẹ, những nỗi nhọc nhằn, vất vả là cái giá mẹ phải trả cho cậu được học hành xuất sắc, tốt nghiệp ra trường và cho cả tương lai của cậu.

Sau khi rửa tay cho mẹ, cậu lặng lẽ giặt hết đống quần áo còn lại. Đêm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu.

Sáng hôm sau, cậu thanh niên trở lại văn phòng của vị giám đốc. Nhìn đôi mắt rướm lệ của cậu, người giám đốc đã hỏi:

- Cậu nói xem ngày hôm qua ở nhà cậu đã làm gì và học được điều gì?

Cậu trả lời:

-   Tôi đã rửa tay cho mẹ và đã giặt nốt số quần áo còn lại.

-   Hãy cho tôi biết cảm tưởng của cậu.

-   Một là, bây giờ tôi đã hiểu thế nào là biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi

đã không được học hành như hôm nay. Hai là, nhờ cùng làm việc giúp mẹ, đến bây giờ tôi mới biết làm được một việc gì cũng đều gian khó và vất vả. Ba là, tôi đã nhận biết giá trị và tầm quan trọng của quan hệ trong gia đình, với người thân.

Người giám đốc nói:

- Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý của tôi phải có. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn người khác giúp đỡ, một người thấu hiểu những chịu đựng hy sinh của người khác để hoàn thành công việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất trong đời. Cậu đã trúng tuyển vào chức vụ này.

Sau này, chàng thanh niên làm việc rất miệt mài và được cấp dưới kính trọng. Nhân viên của cậu cũng làm việc cần mẫn và là một nhóm đoàn kết tốt. Công việc kinh doanh của công ty tiến triển rất tốt.

Một đứa trẻ quen được che chở và nhận được mọi thứ nó muốn, sẽ phát triển tính cách “muốn là được”, sẽ thành đứa trẻ ích kỷ xem mình là số 1, và không đếm xỉa gì đến nỗ lực của cha mẹ.

Lớn lên khi đi làm việc, người này sẽ cho rằng ai cũng phải nghe theo lời mình. Khi thành quản lý, anh ta sẽ chẳng bao giờ biết được những cố gắng, vất vả của nhân viên và sẽ luôn đổ lỗi cho người khác. Với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể một thời thành đạt, nhưng cuối cùng vẫn không thấy hài lòng, thỏa mãn. Họ sẽ càu nhàu, trong lòng luôn bực bội, tức tối và lao vào chiến đấu tranh giành để có nhiều hơn.

Nếu chúng ta là những bố mẹ luôn bao bọc con mình, liệu chúng ta có

đang thực sự thể hiện yêu thương con đúng cách, hay là ta đang làm hại con cái?

Bạn có thể cho con cái sống trong một ngôi nhà to, ăn ngon, học đàn piano, xem TV màn hình rộng… Nhưng khi bạn cắt cỏ, làm những công việc thường ngày trong nhà… hãy để cho chúng cùng làm và trải nghiệm.

Sau bữa ăn, cứ để chúng rửa bát với bạn. Làm như vậy không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn yêu thương con cái một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ có giàu

đến đâu, một ngày kia cha mẹ cũng yếu già như mẹ của cậu thanh niên trong câu chuyện kể trên.

Điều quan trọng nhất là con cái học cách biết ơn, biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc. Con cái cũng phải biết trân quý, biết ơn những gì cha mẹ đã làm và thương yêu cha mẹ.

Huỳnh Huệ dịch



Dì tôi


                             

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.