.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

ƯỚC MƠ






ƯỚC MƠ CỦA PHƯỢNG TRẦN

THƠ TẠ LỆ VÂN.










Xin cảm ơn tác giả bức ảnh - Trần Chí Kông


“Một lần nào cho tôi gặp lại Em...



“Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói : Em vui ! một lần”
Tôi biết Ngọc Thủy (Trương Ngọc Thủy) năm tôi học đệ tam (lớp 10 niên khóa 68-69) thì lúc đó Thủy còn rất nhỏ, hình như Thủy học đệ Lục (lớp 7) thì phải, nhưng cũng đã cùng chị Dương Thị Liễu (64-71), Sơn Thị Liêng (64-71), Sơn Xuân + Nguyễn Nhựt Điệp (66-73), Mạnh Thu Hồng đại diện cho Hoàng Diệu đi thi trong những cuộc “Hội Thi Tiếng Hát Học Đường”. Trong suốt “đoạn đường chinh chiến” những “chiến binh” nầy luôn đem huy chương về cho trường. Tôi thì luôn theo họ trong hầu hết “thời gian chinh chiến” ! nhưng không phải hát ! mà là theo để “hét” ! mỗi khi các “chiến binh” của trường hát xong thì những “chiến binh cổ động” bọn tôi vổ tay “la to”: hay ! còn mỗi khi đối thủ hát xong thì “hét to”: dở !
Năm 1971 tôi rời trường, rồi biến cố 1975, tôi không có dịp gặp lại “các chiến binh văn nghệ” của trường (trừ chị Liễu vào học sư phạm Sóc Trăng chung với tôi).
Cho đến hôm nay, sau hơn 40 năm không gặp, bọn tôi lại gặp nhau trong bửa tiệc “hội ngộ bạn xưa” do Trương Ngọc Thủy làm “chủ xị” !
Một cuộc hội ngộ không có “kịch bản” dàn dựng, nhưng thật vui, thắm tình bè bạn ! từng người bạn, người thân xưa cũ được Thủy “điểm danh” nhắc lại kỹ niệm xưa (ai “lỡ” quên thì có “vũ sư” Bùi Ngọc Thạch “nhắc tuồng” !) thế là niềm vui lại vỡ òa ! và vì là cuộc hội ngộ của “những ca sĩ” (chuyên và không chuyên) nên tràn ngập lời ca tiếng hát sau phần “điểm danh” nên không khí càng vui, và không làm “loãng” đi không khí thân tình !
Dân gian có câu “thời gian sẽ xóa nhòa mọi thứ” ! nhưng đối với tôi thì hình như không đúng lắm ! sau nhiều năm không gặp, giờ gặp lại thì tình đồng môn thêm thắm thiết, kết thân thêm được nhiều người:
- Chị Trần Thị Bé: khi còn đang lóng nga lóng ngóng lúc vào sân nhà hàng Hải Tượng thì Ngọc Dung (Bãi Xàu) rủ vô chụp hình “làm kỷ nghệ” tôi được đứng gần chị Bé ! sau đó chị kêu tôi lại hỏi: ngày xưa có “công tác” tại Phú Tâm hôn? Thì ra chị đã gặp tôi khi hai chị em cùng nhau lo cho dân miền trung di tãn tại trại tiếp cư Phú Tâm ! (tôi thì lại không nhớ , bậy quá !)
- Mạnh Thu Hồng: cũng khi còn đang lóng nga lóng ngóng thì một em gái xinh đẹp chạy đến nắm tay hỏi: anh Hào nhớ em không ? đang “ú ớ” thì em nói luôn: em là Mạnh Thu Hồng . . . nghe đế đây thì tôi chợt nhớ ra đây Mạnh Thu Hồng con gái bác Mạnh Trường Niên !
Giọng ca em vẫn còn truyền cảm như xưa ! Nhưng ngày xưa đó em còn bé quá nên anh không nhận ra em ngay đó Hồng ơi !
- 2 vợ chồng Quách Thị Lã – Lý Gia Lợi : cũng là CHS Hoàng Diệu, cũng đã quen nhau trên FaceBook từ lâu nhưng hôm nay mới gặp mặt lần đầu !
Đang ngất ngây với giọng ca “liêu trai” của Sơn Thị Liêng qua bài ca “Anh còn nợ em”, một bài ca mang đầy tâm sự của mình thì chị Liễu lại vổ vai nói: “Ê ! để tao hát tặng mầy một bài đúng với tâm trạng của mầy đã đăng trên “phây-bút” hen !”

Một lần nào cho tôi gặp lại Em
(Vũ Thành An)
“hát tặng Giáo Hào”
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Đôi môi đó đêm nào còn nồng
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ
Dòng đời nào đưa em về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại em
Những bến bờ xưa cũ đã mờ.
Ôi mái tóc mây bay
Giờ còn không tiếng nói thơ ngây
Giờ còn không, Em có vui không?
Hai má còn hồng?
Tuổi thơ qua mau quá Em ngỡ như ngày nào
Đôi mắt Em như sao soi thấu tâm hồn nhau
Giờ đời Em đã úa, tay cố vui cùng người
Tim cũ vui không Em?
Đôi mắt quầng thâm rồi
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói Em vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Còn chút tình đốt hết một lần...

Giọng ca của chị Liễu vẫn ngọt ngào như thuở nào (tuy rằng gần “hụt hơi” sau khi nhảy đôi cùng Bùi Ngọc Thạch !), lại thêm bài ca “y chang” tâm sự của mình nên đôi mắt thấy cay cay ! “bụi lại bay vào mắt rồi !”



Ôi thắm thiết biết bao tình đồng môn ! Ôi nhớ quá những ngày xưa !
Cám ơn Trương Ngọc Thủy và Bùi Ngọc Thạch đã tạo điều kiện cho buổi họp mặt đồng môn hôm nay ! Giọng ca em ngày nay có phần điêu luyện hơn ngày xưa đó Ngọc Thủy !
Cảm ơn Mạnh Thu Hồng đã đưa tôi về “những ngày xưa thân ái” bằng tiếng hát, bài ca của những ngày xưa !
Cảm ơn các bạn đồng môn, trong ngày họp mặt, đã gợi nhớ trong tôi những ngày “quần xanh áo trắng” !
Cảm ơn Sơn Thị Liêng đã “nói dùm tôi” qua bài “Anh còn nợ em” !
“. . . . . . . .
Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng !
Anh còn nợ em, cuộc tình đã lỡ !
Và còn nợ em, dòng xưa bến cũ !
Anh còn nợ em ! Anh còn nợ em !
. . . . . . . .”
Cảm ơn chị Dương Thị Liễu đã “thả những hạt bụi đáng yêu vào mắt tôi” qua bài “Ngày nào cho tôi gặp lại em”
“Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói : Em vui ! một lần”


22/11/2015. 
Lý văn Hào, HD 64-71


BUỒN TRONG KỶ NIỆM





ĐỘC HÀNH....


                                                                  




















VƯƠNG LỆ HUYỀN " ĐỘC HÀNH "

VỀ BẠC LIÊU




Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

MÙA LỄ HỘI SÓC TRĂNG




HÃY VUI....












LÂM THUÝ ANH " HÃY VUI "

GIỌT NHỚ












" GIỌT NHỚ " CỦA LÂM THUÝ ANH

ĐÃ LỠ.



















PHƯỢNG TRẦN " ĐÃ LỠ " 23.11.2015

Những thực phẩm là “thủ phạm” hàng đầu gây nóng trong người

Các loại thực phẩm ăn vào mùa hè sẽ khiến cơ thể tích nhiệt, gây nóng trong người dữ dội.

Mùa hè, chúng ta rất dễ lâm vào tình trạng nóng trong người, thần kinh căng thẳng, có thể “phát hỏa” bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ bắt nguồn từ nhiệt độ dâng cao bên ngoài, mà còn xuất phát từ thói quen ăn uống sai lầm khi bạn liên tục dùng các thực phẩm sau:

Thịt mỡ


Canh gà 


Hạt có vỏ cứng


Thực phẩm nhiều đường


Đồ chiên, rán

 
Theo
 Trà My

Những thực phẩm khiến vết nhiệt miệng ngày càng "lở loét"

Cần tránh xa các món ăn sau khi bị nhiệt miệng bạn nhé!

Nhiệt miệng là một trong những chứng bệnh ngày hè hay gặp nhất, khiến chúng ta đau đớn, ăn uống khó khăn, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt hàng ngày. Khi dùng bất cứ thực phẩm nào, bạn cũng cần lưu ý tránh những thức ăn có thể khiến vết nhiệt miệng đau rát, nhiễm trùng và lâu lành. Như vậy, bạn sẽ giúp vết nhiệt miệng mau khỏi một cách rõ rệt đấy!

thucphamnhietmieng-8b20e
 
Theo
 Còi, Jinilyn

Cẩm nang giúp bạn xử lý triệt để chứng "dị ứng hải sản"

Các loại hải sản hấp dẫn là một trong những thực phẩm gây dị ứng số một đấy. Nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa...

Trong các chuyến du lịch biển ngày hè, hải sản đương nhiên là món ăn không thể thiếu. Tuy nhiên các loại tôm, cua, cá thơm ngon này lại có khả năng gây dị ứng trên diện rộng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nặng có thể dẫn đến sốc tử vong. Khi ăn hải sản, bạn cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe nhé!

diunghaisan-b9a57
 
Theo
 Shan, Kaychan, Jinilyn

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

THƠ TẠ LỆ VÂN.

ẢNH TRẦN CHÍ KONG


HỌC SINH HOÀNG DIỆU



Anh bạn thân, thành viên Ban liên lạc cựu học sinh Hoàng Diệu (1966 – 1973) gọi điện thoại và yêu cầu “chuẩn bị một bài viết để đưa vào kỷ yếu lớp nhân kỷ niệm 50 năm ngày vào học ở trường”, không cho phân bua, chỉ ngắn gọn thời hạn 01 tháng nộp bài!
Không thuộc loại giỏi thơ văn như Lệ Bất Sa - Nguyễn Văn Cư (cầu cho linh hồn bạn phiêu diêu miền như ý) lúc nào cũng có văn, thơ đăng trên báo tường, điểm Việt văn thì làng nhàng, trong học bạ ghi lại nhiều nhất là 15/20 nhưng rất hiếm. Cái gì xui anh bạn nhớ tới mình? Trong đầu thầm nghĩ, có lẽ hắn ta nhớ tới mình do cái thành tích “đệ tử Ba Gà” (chắc chú Ba cũng đã bình yên ở cõi vĩnh hằng!).
Phải chịu! Vì không có cái áng văn chương nào nảy sinh, nên cố vận dụng cái trí nhớ,cũng đã muốn cùn mòn, kể lại chút ít quá khứ học trò!
Học tiểu học ở xã Vĩnh Quới, quận Ngã Năm; một vùng đất mà sau ngày miền Nam giải phóng mới biết là nằm rất gần (5–10km) với những khu căn cứ bí mật, chiến tranh trực tiếp đe doạ cuộc sống (gia đình mình cũng có những mất mát đau thương từ cuộc chiến với lý do rất trời ơi!); cái nơi và cái thời mà có lẽ mọi người không quá quan trọng đến con chữ, nên học tà tà không phải vất vả làm bài, học bài ở nhà, nếu nhớ không lầm, cũng thường thường đứng trong mấy hạng đầu. Năm 1966, sau lớp nhất (lớp 5 bây giờ) không còn chỗ học (không như bây giờ xã nào cũng có trường) bị cho đi thi vào trường Hoàng Diệu và may mắn bài thi cũng không khác gì với lúc đi học.Một hôm đang tắm sông, bà chị đi chợ Sóc Trăng về ngang nhìn thấy cho hay: Mày thi đậu!
Rời nhà quê lên tỉnh, may mắn có nhà người chú ruột để ở nhờ (chú đã mất, mà mình cũng không trả ơn được bao nhiêu!). Không nhớ lắm cái ngày đầu tiên bước vào trường như thế nào nữa, nhưng chắc chắn không phải cái không khí “hằng năm cứ vào cuối thu…” của Thanh Tịnh và cũng không phải như bài hát thiếu nhi bây giờ “…ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay …” có chăng chỉ là hình ảnh một thằng hơi ngố được mặc áo bỏ vào quần, không nhớ mang giầy bata hay dép lê, hoà mình vào đám đông (chắc cũng có những bạn ngố như mình) xôn xao, háo hức, bỡ ngỡ bước vào trường Hoàng Diệu, bước vào một bậc học mới – trung học.
Đệ thất A3, không rõ cách sắp xếp thế nào mà được vào lớp có những bạn học siêu giỏi như Trần Văn On (6 năm liền danh dự toàn trường), Nguyễn Đức Thắng (chẳng thua On bao nhiêu)… Với mình việc học trở nên khó khăn, do không ai nhắc nhở (biện hộ một chút cho đỡ thẹn), nhưng có lẽ mình bị bệnh ghiền tiểu thuyết kiếm hiệp chi phối (như các bạn trẻ nghiện game hiện nay) - ở đây xin kể một điều về việc này, từ chỗ phải đặt tiền cọc thuê sách ở cửa hàng chú Ba Gà, mình đã đạt tiêu chí khách VIP muốn sử dụng quyển nào chỉ cần thông báo và tiền thuê hàng ngày thì tuỳ ý. Năm 1973 khi đi Sài Gòn thi đại học (rớt ) rảnh rang đến một hiệu sách định thuê đọc, xem danh mục truyện kiếm hiệp gần như đã đọc - và phải rất may mắn học tệ như thế hàng năm vẫn được lên lớp,không biết ngày xưa có bệnh thành tích hay không mà thầy cô cho qua?Sau này xem học bạ và nhớ lại, phải từ năm đệ tứ mới có được một chút tiến bộ khi có tin đồn phải thi tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp, từ đó mới có những lời phê (khá, chăm ngoan; giỏi, có tiến bộ) giảm đi những từ thường, yếu, trung bình. Và dù đã cố gắng nhưng do cái nền cơ bản không ổn định, tốt nghiệp tú tài I, II chỉ với hạng “thứ”. Không sao, khỏi phải “rớt tú tài anh đi trung sĩ” đã là may mắn rồi.
Thời gian 6 năm học ở trường, nhớ cái gì nhỉ?
Bạn bè! Là dân nhà quê, không giàu có, yếu đuối (rất ư là nhỏ con, nhiều bạn bè gọi mình là Nhí), nên một cách chọn lọc tình cờ nào đó, mình chơi và thân với một nhóm bạn sàn sàn như nhau (về mọi mặt): Khắc Điền, La Hào, Vi Quới, Đức Thắng, Trần Xẹn…riêng Trần Văn On chỉ thân từ năm 1973 và cũng đã gây phiền cho xếp bót không ít, nhất là với câu: Thương Trăng đứt ruột cũng đành bỏ đi. Một vài năm sau có nhóm bạn từ Mỹ Xuyên qua học: Trần Khoa, Minh Báu, Nguyên Hưng… Tình bạn đó có thể nói là bền vững với thời gian,đến nay vẫn xưng tao, gọi mày và khi có việc vẫn sốt sắng (trừ Hưng sang Pháp du học, nghe nói có về Việt Nam nhưng không rõ lý do, không có liên hệ - mong bạn và gia đình bình an). Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình không hề nhắc tới chuyện “bóng hồng” trong ký ức? Thực ra có lẽ do phát triển chậm, mình chỉ có hơi thần tượng một vài người nào đó còn thứ tình cảm trai gái gần như là số 0, khác với La Hào (rất xin lỗi bạn) khá giỏi về vấn đề này.
Dĩ nhiên, vẫn còn những người bạn khác .Và kể cả có những người bạn mình nghe tin đã vĩnh viễn bỏ trường mà đi: Cư, Kiệt, Hiệp, Anh,v…v, các bạn đó có lẽ đã hạnh phúc ở một nơi nào đó!
Thầy, cô.Rất nhiều thầy, cô đã tham gia giảng dạy từ lớp đệ thất đến đệ nhất: nhạc, hoạ thầy Thiên, thầy Thế; văn: cô Phụng, thầy Tâm, thầy Vịnh; ngoại ngữ: thầy Sanh, thầy Sơn, cô Dung, thầy Lộc; công dân: thầy Khoa; toán: thầy Nhiều, thầy Hưởng; sử, địa: thầy Hòang, thầy Phước; lý hoá: thầy Linh, cô Mười, thầy Minh; triết học: thầy Thắng; thể dục : thầy Kim.v..v.
Thầy cô, ngày xưa đối với mình như là cái gì đó ở trên cao, chỉ biết kính trọng dù có khi không hài lòng. Chỉ tiếc sau này chỉ gặp lại được một ít, khi trường tổ chức họp mặt. Và quy luật có lẽ cũng đã khiến một số người không còn ở thế gian!
Kỷ niệm sinh hoạt, học hành.
Tham dự loại hình sinh hoạt tập thể “cắm trại”, ngoài việc lần đầu tiên biết đến “lửa trại” với các trò chơi mới lạ thì cái đáng nhớ nhất đến giờ là việc có một bạn đã làm đầu một thầy rướm máu thay vì đập bể cái nồi đất.
Tham gia đóng kịch cho một buổi lễ bế giảng cuối năm, đã bị thầy hướng dẫn cắt bỏ câu thoại: “… quan lớn bao giờ cũng đến trễ…”.Hình như có bạn còn giữ được ảnh của buổi diễn này?
Tập hát quốc ca (chế độ cũ Sài Gòn) chuẩn bị cho việc đón tiếp một quan lớn nào đó, đã bị ăn một tát tay của thầy giám thị vì treo lên cổ áo bạn đứng trước tờ giấy viết lời quốc ca, vậy mà không hề dám giận.
Học giờ toán đầu tiên với thầy Nhiều, lắm bạn đã bở hơi tai với cách ôn kiến thức số 2 chẳn hay lẻ!
Làm bài kiểm tra môn triết, bên cạnh điểm khá tốt 16/20 là lời phê: “chữ nhỏ như người” những anh bạn thân đến giờ vẫn nhắc. Nhưng mình tự hào thông báo đến các bạn, nhờ thể thao, nay đã thuộc tuýp trung bình của người Việt Nam: 1,65m.
Thi tốt nghiệp tú tài II, lần đầu tiên nhìn thấy Trần Văn On không giải được bài toán, bỏ ý định chờ copy để nộp bài sớm. Và với một độ khó nhất định của kỳ thi đã có anh bạn sau đợt thi đã mếu máo “chắc tao rớt”. May mắn điều đó không xảy ra! Ngược lại có anh bạn chuyên gia giải những bài toán khó lại rơi đài. Không sao, do được miễn dịch, năm sau anh bạn ấy cũng tốt nghiệp và hiện nay trở thành một giáo viên nổi tiếng giỏi.
Thời gian gần 50 năm đã làm những kỷ niệm tuổi học trò phai mờ dần, những năm gần đây việc tổ chức họp mặt định kỳ của toàn khoá (1966-1973), chứ không chỉ đệ thất A3, tạo cơ hội cho việc gặp gỡ, ôn lại chuyện ngày xưa, tiếc rằng có quá nhiều sự vắng mặt.
Chỉ là một học sinh có năng lực trung bình, nhưng những kiến thức cơ bản của thời học Trung học Hoàng Diệu cũng là nền tảng cho bản thân sau này vận dụng vào cuộc sống, dù không phải là trên cao, nhưng vẫn có thể nói “biết đủ là đủ” và đặc biệt là có một nửa tìm được, cùng mình thành một “tốt”.
Trường Hoàng Diệu hình như không còn giữ vị trí số một của Sóc Trăng, hy vọng thế hệ lãnh đạo kế tiếp và học sinh phấn đấu để điều đó quay lại, nhưng quan trọng nhất là thực chất và giá trị đích thực của việc học – làm người!
Tản mạn đôi điều, mong không làm phiền! Không vừa ý, cho qua./.
Phạm văn Nhứt
(CHSHD.K66-73)

DÒNG ĐỜI





Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Sửa sai quy thiện – Chuyển họa thành phúc


(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)
Tưởng Viện, một vị đại phu thời kỳ Xuân Thu chiến quốc nước Tống có 10 người con trai, một người lưng gù, một người què chân, một người teo tứ chi, một người hai chân tàn tật, một người điên, một người ngốc, một người tai điếc, một người mắt mù, một người câm, một người chết trong ngục.
Công Minh Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này liền hỏi Tưởng Viện: “Đại phu [lúc] bình thường đã làm những chuyện gì, mà dẫn tới việc chiêu mời tai họa kỳ lạ như vậy?” Tưởng Viện nói: “Ta tự nghĩ xưa nay cũng chưa làm việc xấu gì lớn, chỉ là trong tâm thường hay đố kỵ với người khác. Thấy ai tốt hơn ta liền đố kỵ, oán hận người đó; nếu có người tâng bốc ta, trong tâm ta rất vui vẻ; nghe thấy người khác làm việc thiện thì nghi ngờ không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu thì tin chắc như đinh đóng cột; thấy người khác được lợi thì giống như bản thân mình đã mất đi thứ gì đó; thấy người khác bị tổn thất thì giống như mình đã được lợi vậy. Đây chính là thái độ làm người của ta.”
Tử Cao than rằng: “Đại phu ôm giữ tâm thái như vậy, như thế tâm thuật bất chính, e rằng không lâu sau sẽ chiêu mời họa diệt môn, ác báo đâu chỉ là những điều nhìn thấy trước mắt này!” Tưởng Viện nghe Tử Cao nói vậy cảm thấy vô cùng sợ hãi, không biết nên làm thế nào cho phải. Tử Cao lại nói: “Trời tuy [ở] cao xa mà lại có thể nhìn rõ mọi việc, nếu ngài quyết tâm sửa chữa sai lầm, thành tâm hướng thiện, nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, sửa chữa từ bây giờ vẫn còn kịp.”
Tưởng Viện từ đó đã thay đổi thói xấu tật đố, tự răn đe mình, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Vài năm sau, các con ông dần dần khỏi bệnh.
Tâm tật đố bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ, nhìn thấy phẩm hạnh, tài năng, danh tiếng của người khác vượt trên mình thì trong lòng buồn bực, sinh tâm oán hận, thậm chí có người vì điều này mà phỉ báng người khác không tiếc lời, làm ra những chuyện thương Thiên hại lý. Nhưng nhân quả báo ứng không sai chút nào, Thiên lý khắc chế tất cả. Tưởng Viện tật đố hiền tài, lòng dạ hẹp hòi, tâm thái ông ta như vậy sẽ ứng với quả báo nào? Không chỉ tạo nghiệp cho bản thân, mà còn lưu lại họa hại cho người đời sau. Làm người phải biết tôn trọng và kính yêu, có tấm lòng bao dung với mọi người với vạn vật, không có chút ngăn trở của tâm tật đố mới có thể thực sự dùng thiện đãi người. Sau khi Tưởng Viện sửa sai quy thiện đã chuyển họa thành phúc, chuyện này cũng giống như câu cổ ngữ nói rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà mà tích thiện, ắt sẽ dư dả; Nhà không tích thiện, ắt lắm tai ương) hay “Nhân hành sự, Thiên tại khán!” (Người hành sự, Trời đang nhìn!)
(Trích từ “Đức Dục Cổ Giám”, “Thiên Thiện Lục”)
Tác giả: Vân Hạo

Đức khiêm tốn sẽ giúp vận may được lâu dài

Young birch trees on bank of quiet river at mysterious gentle springtime gloaming. Colorful handmade romantic watercolour on paper backdrop card with space for text
(Ảnh: Fotolia)
Lời ban biên tậpCâu chuyện dưới đây là về Chu Công thuộc triều đại nhà Chu (1122 B.C. – 256 trước Công Nguyên) được xem như là một trong những bậc trị quốc đạo đức nhất của lịch sử Trung Hoa.
Chu Công, tên Cơ Đán, là em của Chu Vũ Vương đời nhà Chu, trong thời cổ đại Trung Hoa. Chỉ 3 năm sau khi đánh bại nhà Thương, Chu Vũ Vương qua đời, để lại trọng trách thâu gom thế lực triều đại nhà Chu cho Chu Công. Chu Công làm phụ chính, rồi đánh dẹp những xứ ở phương Đông mà đã chạy qua nương nhờ dư đảng của nhà Thương, để chống lại triều đại nhà Chu. Ông đã dẹp yên miền Đông trong 5 năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Chu Công đã chú giải 64 quẻ bát quái và hoàn tất quyển kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch), thành lập một hệ thống “lễ nghi của nhà Chu”, và đặt quy định mẫu mực cho lễ nhạc cổ điển của Trung Hoa. Năm 2004, theo báo cáo của các nhà khảo cổ học Trung Quốc là họ có thể đã tìm ra phần mộ của Chu Công ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây.
Chu Công, khi phụ tá hai vị quân vương của triều đại nhà Chu là Chu Vũ Vương và Chu Thành Vương (con của Vũ Vương), đã dùng đức độ để trị vì thiên hạ. Ông đã lập nên một hệ thống lễ nghi và âm nhạc cổ điển để hướng dẫn dân chúng hành xử theo đúng mẫu mực chính đáng trong đời sống hàng ngày. Khổng Tử cũng tôn kính ông như một vị thánh nhân. Đương thời, Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì mang trọng trách phụ chính, nên ông từ chối không nhận. Sau đó vua Thành Vương quyết định cấp nước Lỗ cho Bá Cầm, con trai thứ ba của Chu Công. Khi Bá Cầm sửa soạn rời nhà đi nhậm chức, Chu Công nghiêm nghị khuyên bảo con trai rằng: “Bất cứ lúc nào, con cũng không được tự kiêu hoặc tham sắc dục mà buông thả bản thân. Con nhất định phải luôn luôn giữ đức khiêm tốn, như vậy mới có thể cai trị quốc gia cho tốt, rồi thì phúc lành, vận may của con mới được lâu bền.”
Sau đó Chu Công lại bảo Bá Cầm: “Thôi, con hãy chuẩn bị lên đường. Nhớ rằng không được kiêu hãnh vì mình đã được vua ban cho nước Lỗ, rồi từ đó mà khinh thị các nhân sĩ. Ta là con của vua Văn Vương, là em của vua Vũ Vương, và là thúc phụ của vua Thành Vương. Nhưng ta còn phải gánh trách nhiệm quan trọng là phụ chính cho vua Thành Vương trông coi việc trị quốc. Địa vị của ta bây giờ rất cao so với nhiều người trong thiên hạ, nhưng ta vẫn bị khách khứa đến quấy rầy khi đang gội đầu hoặc đang dùng cơm như lúc xưa. Để tiếp khách tử tế đàng hoàng, thường thường ta phải vội vàng bỏ dở gội đầu, đi ra khỏi phòng tắm 3 lần, hoặc ngưng ăn bữa cơm tối đến 3 lần trong một đêm. Dầu vậy, ta vẫn e ngại việc đón tiếp nhân sĩ thiên hạ của mình có thể bị thiếu sót, không được tề chỉnh cho lắm. Ta nghe nói bậc nhân sĩ đức độ rộng lớn mà giữ vững được thái độ khiêm cung, thì sẽ nhận sự vinh quang đẹp đẽ; người giầu với đất rộng phì nhiêu, nếu biết tự kiềm chế dục vọng và bảo trì sự tiết kiệm thì sẽ được bình an; quan chức địa vị cao nếu giữ được tâm thái nhún nhường thì càng được hiển hách tôn quý hơn; tướng quân có nhiều binh lính hùng mạnh sẽ đạt được thắng lợi nếu biết lúc phải khiếp sợ; người trí tuệ thông minh mà tự xem mình đần độn, ngu si thì sẽ có những lợi ích tốt lành; người biết văn chương lịch lãm mà giữ được tính khiêm cung, thì càng có kiến thức rộng rãi hơn. Sáu điểm này đều là đức hạnh tốt đẹp của tính khiêm nhường. Làm một ông vua phú quý tứ hải, nếu không có lòng khiêm tốn thì sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Vua Trụ của nhà Thương, vua Kiệt của nhà Hạ đều bị giết bởi tính kiêu căng của họ. Con có thể không khiêm tốn cẩn thận đượcsao? Trong kinh Dịch có câu rằng: ‘hữu nhất cá phương pháp, đại túc [1] dĩ thủ thiên hạ, trung túc dĩ thủ quốc gia, tiểu túc tâm thủ kỳ thân, giá tựu thị khiêm hư [2]. (tạm dịch là có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc làm và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ; khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia; lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân )’. Đạo Trời có huỷ diệt điều gì cũng để lại sự khiêm tốn ích lợi, đất có biến đổi bao nhiêu cũng lưu lại tính khiêm tốn; quỷ thần, con người tất cả đều không thích kẻ kiêu căng, mà lại ưa chuộng người khiêm tốn. Con nhất định phải ghi nhớ kỹ những điều này! Không vì được thụ phong nước Lỗ mà coi thường nhân sĩ!”.
Chu Công còn nói thêm với con trai: “Người quân tử mà hành vi đạo đức thì nghĩa là sức mạnh như trâu, nhưng họ không bao giờ đấu với trâu để chứng tỏ sức của ai mạnh; có nghĩa là nhanh như ngựa nhưng không bao giờ chạy đua với ngựa để chứng tỏ ai nhanh; có nghĩa là trí tuệ như bậc học sĩ cao nhưng họ sẽ không tranh đấu với người để chứng tỏ trí tuệ của ai cao thâm.”
Nói tóm lại, Chu Công giảng về sự thực hành “đức khiêm tốn” sẽ mang đến rất nhiều lợi ích: đối xử với người khác với lòng khiêm tốn, cung kính thì càng được người ta kính trọng hơn; kiềm chế dục vọng và thực hành sự tiết kiệm thì sẽ được sự bình an lâu dài của người đời. Người khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại thì càng được người ta tôn quý hơn. Người khiêm tốn, không kiêu ngạo, cuồng vọng thường đạt được thắng lợi. Người khiêm tốn, không khoe khoang sẽ nêu cao tấm gương tốt lành. Người khiêm tốn sẽ càng mở rộng kiến thức. Người thời nay cũng sẽ nhận nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong lúc làm việc và đối đãi với người khác hoặc khi học hỏi những điều mới lạ.
[1] Túc: bước; cũng có nghĩa là ‘đủ’
[2] Khiêm hư: [hư : trống rỗng] không có ý tự cho là đủ, cần phải học phải hỏi thêm, cũng còn gọi là ‘hư tâm’.
Tác giả: Clearwisdom.net
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.