.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Chuyện kể: một thuyền buôn Trung Hoa thời cổ rơi vào Rốn Bể, sau đó thoát ra được và dạt vào bờ biển Việt Nam

Câu chuyện được danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) chép trong Vũ trung tùy bút – một tác phẩm bút ký nổi tiếng của ông.
Giữa đại dương phía tây nam có một vùng gọi là Rốn Bể, chu vi đến mấy chục dặm, bốn bên nước biển dựng thành vách cao đến hơn trăm trượng mà ở giữa thì tuyệt không có một giọt nước nào. Mỗi khi thuyền gặp gió thổi dạt đến đó liền bị cuốn theo thế nước mà rơi xuống, cột buồm gãy nát, thuyền bè vụn ra, bốn bề không có bậc lên, người trong thuyền cạn lương thực mà chết. Có lẽ đó là một trong những địa ngục vô đáy của nhân thế.
Ở Tây phương có một hòn đảo nằm gần phía tây của nơi này, người ta từng trồng cột sắt trên đảo buộc dây xích sắt, đầu dây xuyên vào một cái móc câu. Khi thấy gió lớn đẩy thuyền, lập tức cho chèo thuyền con ra, dùng xích sắt móc giữ thuyền lại mà dắt vào. Có lẽ từ sau niên đại Thành Hóa nhà Minh, Tây dương đã thông với Trung quốc, thuyền bè qua lại từng gặp phải họa này, nên người Tây dương mới làm như vậy để cứu giúp tàu bè qua lại, mà cũng từ đó người Trung Quốc mới biết đến hiểm họa Rốn Bể.
Khoảng thời trung hưng nhà Lê, một thuyền buôn lớn của thương khách Quảng Đông Trung Quốc bị gió thổi dạt đến Rốn Bể, cũng đã được người trên đảo lấy xích sắt móc lại, nhưng không may nước xoáy thuyền lật, xích sắt đứt, thuyền rơi vào Rốn Bể. Khi hoàn hồn, người trên thuyền nhìn quanh thì thấy hàng hóa vương vãi, ván thuyền gãy nát và xương cốt chồng chất trên mặt cát, tuyệt không thấy một thứ cây cỏ hay cầm thú nào, duy chỉ có một loài chim hoang lông biếc mỏ đỏ bay vòng vòng bên trên. Người trên thuyền cũng tìm cách sinh sống, họ lấy thóc đậu đem theo gieo thử lên cát nhưng không lên được, hết lương thực phải ăn dây gai mà sống.
Một hôm, đang đêm chợt thấy nhiều hồn ma kéo đến, hỏi thì đều nói là hồn của những thương khách bị đắm thuyền trước đây, họ nói: “Nơi này cứ 3000 năm nước biển lại bằng phẳng trở lại, lúc bằng phẳng thì nước bốn xung quanh hợp lại, có thể cưỡi thuyền mà đi. Nay dịp đó sắp đến các anh phúc căn chưa dứt, may được cơ hội, xin lấy vàng bạc châu báu biếu tặng, nếu các anh may mắn trở lại được nhân thế thì làm giúp cái lễ siêu độ. Nhưng nước chỉ hợp lại một lúc nên phải tu sửa thuyền bè mà chờ sẵn”. Họ còn cho biết, có thể bắt lấy loài chim hoang bay vòng vòng bên trên làm lương ăn mà chờ. Ở thêm một thời gian, một hôm các hồn ma lại đến bảo: đêm mai, vào giờ Tý, nước biển sẽ liền lại, nên sớm lo liệu. Cứ theo hướng bắc mà đi tự khắc sẽ đến Trung Quốc.
Quả nhiên đúng như vậy. Nhưng không may thuyền gần đến Quảng Đông lại gặp bão trôi dạt vào địa phận phủ Quy Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam nước ta. Người trong thuyền xin trú lại, đem vàng bạc ra buôn bán thu được lợi lớn. Sau họ tìm ra Đàng ngoài, đến trấn Hoa Dương (Phố Hiến – Hưng Yên) tìm mua đất dựng một ngôi chùa lớn, tức chùa Nguyệt Đường, chùa làm xong, họ mời cao tăng ở Quảng Nam ra dựng Thủy lục đạo tràng, làm lễ siêu độ suốt 49 ngày cho các vong hồn nơi Rốn Bể.

Top 10 Bức ảnh chụp đắt giá nhất, thật khó tin!

Sau khi xuất hiện tin tức bức ảnh một củ khoai tây được bán với giá một triệu đô la Mỹ, cộng đồng người dùng internet đã một phen chao đảo khi có nhiều người thể hiện sự ngạc nhiên thậm chí là giận dữ đối với phi vụ mua bán này.
Trong khi có rất nhiều bức ảnh tuyệt đẹp ở ngay trước mắt, từ miễn phí cho đến vài nghìn đô la, một số người lại bỏ ra những số tiền không tưởng cho những bức ảnh được chụp bởi những nhiếp ảnh gia nổi tiếng hay do những lý do khác.

Dù sao đi nữa, dưới đây là những ví dụ quá khích nhất

10. “Billy The Kid” (1879-80) không rõ tác giả, bán với giá $2,300,000

(Public domain)
(Public domain)

9. “Chicago Board of Trade” (1997) chụp bởi Andreas Gursky bán với giá $2,355,597

Chicago Board of Trade I // 1997 Andreas Gursky

8. “Untitled #153” (1985) chụp bởi Cindy Sherman bán với giá $2,700,000

7. “The Pond-Moonlight” (1904) chụp bởi Edward Steichen bán với giá $2,928,000

6. “Chicago Board of Trade III” (1997) chụp bởi Andreas Gursky bán với giá $3,298,755

5. “99 Cent II Diptychon” (2001) chụp bởi Andreas Gursky bán với giá $3,346,456

4.”Dead Troops Talk” (1992) chụp bởi Jeff Wall bán với giá $3,666,500

3. “Untitled #96” (1981) chụp bởi Cindy Sherman bán với giá $3,890,500

2. “Rhein II” (1999) chụp bởi Andreas Gursky bán với giá $4,338,500

1. “Phantom” (1999) chụp bởi Peter Lik bán với giá $6,500,000

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.