.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Những giải Nobel bị 'trao nhầm' trong lịch sử

Giải thưởng Nobel không thể thu hồi nhưng đã có những quyết định trao nhầm làm tổn hại tới danh tiếng của giải thưởng cao quý này.
Một phát minh có thể đột phá ở thời điểm hiện tại nhưng liệu còn nguyên giá trị theo thời gian?
Vinh danh những người "cống hiến hết mình vì sự tốt đẹp cho nhân loại” là mục đích của Alfred Nobel, cha đẻ của giải thưởng Nobel danh tiếng. Tuy nhiên, giải thưởng này cũng không tránh khỏi những quyết định bị coi là "có vấn đề" trong lịch sử 115 năm của mình.
Nobel Hóa học cho người tham gia chiến tranh hóa học
Fritz Haber được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1918 vì khám phá ra cách tạo amoniac từ nitơ và hydro. Phương pháp của ông được ứng dụng để sản xuất phân bón, giúp thúc đẩy sản lượng nông nghiệp toàn cầu.
Tuy nhiên, Ủy ban Nobel hoàn toàn bỏ qua vai trò của Haber trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên của nhân loại trong Thế chiến thứ I. Ông từng là người giám sát cuộc tấn công bằng khí clo quy mô lớn giết chết hàng ngàn quân Đồng minh tại Ypres, Bỉ, vào năm 1915.
Nhung giai Nobel bi 'trao nham' trong lich su - Anh 1
Chân dung chủ nhân giải Nobel hóa học năm 1918, Fritz Haber. Ảnh: indiatimes.
Nobel Y học cho phát hiện ung thư "nhầm"
Nhà khoa học Đan Mạch Johannes Fibiger giành được giải Nobel Y học năm 1926 với phát hiện giun tròn là nguyên nhân gây ra ung thư ở chuột.
Trong nghiên cứu của mình, Fibiger khẳng định những con chuột ăn phải ấu trùng giun tròn ký sinh, sống trong các con gián, và đây là nguyên nhân gây ung thư.
Vào thời điểm trao giải thưởng, Ủy ban Nobel cho rằng đó là một nghiên cứu hoàn hảo. Nhưng sau đó, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân khiến chuột bị ung thư không phải là do giun mà là do thiếu vitamin A
Một số ký sinh trùng chỉ có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện của ung thư. Phát hiện của Fibiger vào thời đó giống như một ánh sáng cho những bí ẩn về ung thư, nhưng thực sự lại là một phát hiện nhầm lẫn.
Nobel Y học cho phát hiện vừa có lợi, vừa nguy hại
Giải thưởng Nobel Y học được trao cho nhà khoa học Thụy Sĩ Paul Mueller vào năm 1948 vì phát hiện ra công dụng của dichlorodiphenyltricloroethane (DDT). Mặc dù không phát hiện ra DDT nhưng Mueller lại có công trong việc tìm ra công dụng trừ sâu mạnh mẽ của DDT. Theo đó, hợp chất này có thể tiêu diệt rất nhiều ruồi, muỗi và bọ cánh cứng trong một thời gian ngắn.
DDT tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo vệ cây nông nghiệp và chống các bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian (các loại côn trùng) như sốt phát ban và sốt rét. Hợp chất giúp cứu sống hàng trăm nghìn người và tiêu diệt sốt rét ở miền nam châu Âu.
Nhung giai Nobel bi 'trao nham' trong lich su - Anh 2
DDT, hợp chất có hai mặt lợi hại, đã giúp nhà khoa học Thụy Sĩ Paul Mueller doạt giải Nobel năm 1948. Ảnh: paris-normandie.
Nhưng trong những năm 1960, các nhà nghiên cứu môi trường nhận ra rằng DDT là chất độc đối với động vật hoang dã và môi trường. Sau đó, DDT bị cấm sử dụng trong hoạt động nông nghiệp ở Mỹ vào năm 1972, sau đó là trên thế giới bởi một hiệp ước toàn cầu vào năm 2001, ngoại trừ một số nước có dịch sốt rét nghiêm trọng.
Nobel Y học cho phẫu thuật mở thùy não
Phẫu thuật mở thùy não (lobotomy) là phương pháp phẫu thuật điều trị gây nhiều tranh cãi trong điều trị bệnh tâm thần. Người ta sẽ tiến hành các vết rạch để phá hủy các kết nối giữa các vùng não trước trán và các bộ phận khác của não.
Đây là phát hiện giúp nhà khoa học Bồ Đào Nha Antonio Egas Moniz giành giải Nobel Y học năm 1949. Lobotomy được coi là một ý tưởng tuyệt vời tại thời điểm đó, thậm chí ở lễ trao giải, nó đã được ca ngợi là "một trong những khám phá quan trọng nhất được thực hiện trong điều trị tâm thần".
Nhưng người ta không ngờ rằng phương pháp này lại có tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số bệnh nhân tử vong, một số khác bị tổn thương não nghiêm trọng. Ngay cả những ca được cho là áp dụng thành công, bệnh nhân không phản ứng và tê liệt cảm xúc.
Phương pháp trên ít được sử dụng hẳn trong những năm 1950 khi các loại thuốc trị bệnh tâm thần trở nên phổ biến. Ngày nay, Lobotomy rất hiếm khi được áp dụng.
Không trao giải Nobel hòa bình Mahatma Gandhi
Nhung giai Nobel bi 'trao nham' trong lich su - Anh 3
Mahatma Gandhi từng được đề cử Nobel hòa bình nhưng chưa bao giờ thắng giải. Ảnh: AP.
Mohandas Karamchand Gandhi được tôn vinh là "thánh sống" của Ấn Độ, người đã dẫn dắt phong trào phản kháng phi bạo lực chống Đế quốc Anh, giúp giành độc lập cho Ấn Độ. Ông từng nhận được đề cử cho giải Nobel hòa bình không dưới 5 lần, nhưng lại không bao giờ đoạt giải.
Ủy ban Nobel hòa bình, cơ quan hiếm khi thừa nhận sai lầm, cuối cùng cũng công nhận việc không trao giải thưởng này cho Gandhi đúng là thiếu sót.
Vào năm 1989, 41 năm sau ngày Gandhi bị ám sát, Chủ tịch Ủy ban Nobel bày tỏ lòng ngưỡng mộ với “Quốc phụ” của Ấn Độ sau khi trao giải thưởng Nobel hòa bình năm đó cho Dalai Lama.
Mai Anh

Tìm hiểu bí ẩn về công năng thấu thị qua việc phá án

Dù được biết đến từ thời cổ đại, thế nhưng công năng thấu thị vẫn là điều khiến không ít các nhà khoa học phải đau đầu để tìm hiểu, và khi những vụ việc tưởng chừng như khó hiểu nhất xảy ra thì với những người được cho là sở hữu thứ công năng đặc biệt này, mọi việc lại được giải quyết hết sức dễ dàng...
Những chuyên gia phá án đặc biệt
Có lẽ trong số những thám tử tâm linh nổi tiếng trên thế giới thì không thể không nhắc tới Gerard Croiset (1909-1980). Điều đặc biệt là Gerard Croiset không được hưởng một thời thơ ấu hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Với thể chất ốm yếu, ông đã bị gửi từ nhà nuôi dưỡng này đến nhà nuôi dưỡng khác. Tuy nhiên, Croiset không phải là một đứa trẻ bình thường. Ông sở hữu một khả năng siêu phàm. Ông biết được những điều xảy ra ở những nơi khác. Một lần nọ khi thầy giáo trở về trường sau ngày nghỉ phép, cậu bé Croiset hỏi rằng có phải ông đã dành thời gian ở một nơi xa xôi bên cạnh một cô gái mặc váy đính bông hồng đỏ, người mà ông sẽ cưới trong tương lai không xa. Vị thầy giáo rất ngạc nhiên. Điều đó là sự thật. Thực ra ông đã dành ngày nghỉ phép để đến thăm người vợ sắp cưới, và khi đó đúng là cô đang đeo một bông hồng đỏ. Các cảnh tượng tương lai cậu Croiset nhìn được dần gia tăng, nhưng lúc đó cậu còn quá trẻ để có thể hiểu và nhận thức được đầy đủ năng lực của mình. Các cảnh tượng tương lai mà ông nhìn thấy ngày càng trở nên rõ ràng. Ông nhìn thấy rất nhiều sự kiện lịch sử sẽ xảy đến trong tương lai gần. Croiset cũng có khả năng thấu thị X-quang, hay khả năng nhìn xuyên thấu các vật thể không trong suốt, chắn sáng.
Ông dần dần được thế giới biết đến là một nhà đo nghiệm tinh thần, người sở hữu khả năng nhìn thấy mối liên hệ quá khứ của các vật thể chỉ nhờ cầm chúng trong tay. Không lạ gì khi cảnh sát Hà Lan đã tỏ ra hứng thú với Croiset, và thỉnh cầu sự hỗ trợ từ ông. Có một số vụ thất bại, nhưng không thể phủ nhận rằng ông đã phá giải thành công rất nhiều vụ khó. Năm 1949, cảnh sát Hà Lan đã liên lạc với Croiset để nhờ ông hỗ trợ phá một vụ hiếp dâm. Cảnh sát đã khoanh vùng đối tượng tình nghi nhưng không chắc liệu họ có đi đúng hướng hay không. Croiset được đưa xem hai vật thể được bọc lại. Dù không mở bọc thứ nhất, ông đã nói nó chứa một hộp đựng thuốc lá. Ông cho biết nó bắt nguồn từ một ngôi nhà nơi hai anh em tầm tuổi trung niên sinh sống. Ông cung cấp miêu tả chi tiết về hai anh em và cho biết họ chính là hung thủ. Bên trong bọc thứ hai là một bao tải. Khi chạm tay vào nó, ngay lập tức ông nhìn thấy cảnh tượng một chuồng bò. Ông bảo cảnh sát rằng hai anh em họ đã đưa cô gái đến một chuồng bò và tiến hành gây án ở đó. Sau đó, họ đặt cô vào bao tải và tranh cãi xem xử lý cô thế nào. Một người muốn chôn sống cô, người khác muốn dìm cô chết đuối. Sau một hồi tranh luận nảy lửa, họ quyết định để cô sống. Hai anh em đã bị bắt giữ, xét xử và kết án. Croiset bảo cảnh sát rằng hai người này còn là hung thủ gây ra những vụ án hiện chưa được phá khác. Một trong số đó là vụ án hiếp dâm một cô gái người Do Thái chạy trốn khỏi quân Nazi trong thời chiến. Ông thậm chí có thể chỉ đường đến ngôi nhà nơi tội ác diễn ra. Croiset dự đoán rằng một trong hai người sẽ tự tử trong vòng một hoặc hai tuần sau khi bị kết án. Điều đó đã xảy ra và Croiset lại đúng lần nữa...
Ngoài Gerard Croiset thì trường hợp của cặp vợ chồng Edward "Ed" Warren Miney và Lorraine Rita Warren, người Mỹ, cũng hết sức đặc biệt. Edward và Lorraine là những người chuyên điều tra và thu thập thông tin về các hiện tượng siêu nhiên. Người chồng Edward, là một cựu binh của Thủy quân Mỹ trong Thế chiến thứ II sau đó trở thành cảnh sát và theo đuổi công việc tìm hiểu, nghiên cứu về thế lực ma quỷ. Vợ ông - bà Loraine là một nhà ngoại cảm với khả năng thấu thị. Bà có thể thôi miên, nhìn và cảm nhận sự xuất hiện của các thế lực ma quỷ. Đôi vợ chồng này đã song hành với nhau điều tra nhiều vụ việc. Một trong những vụ điều tra nổi tiếng nhất của họ được đặt tên là Amityville Horror (Nỗi kinh hoàng mang tên Amityville). Năm 1965, một người đàn ông Ronald DeFeo người Hà Lan đã may mắn mua được một căn biệt thự ở New York (Mỹ). Một căn hộ rộng lớn, có khu vườn rộng, vô cùng đẹp đẽ. Thế nhưng niềm vui không kéo dài lâu, khi cậu con trai út - Butch bị đám bạn mới dụ dỗ vào con đường tệ nạn. Một đêm, Butch đã giết chết bố mẹ và 4 anh trai của mình trong khi họ đang ngủ. Sự việc chưa dừng lại ở đó, năm 1974, gia đình George, Kathy Lutz và ba đứa con của họ dù đã nghe nói về vụ ám sát kinh hoàng ở căn nhà này nhưng vẫn quyết định chuyển tới ở. Từ đây nhiều chuyện kì bí bắt đầu xuất hiện. Các đồ vật di chuyển ban đêm, tiếng bước chân liên hồi, những vết bầm xuất hiện trong khi ngủ, một cậu bé với đôi mắt đỏ hoe, gương mặt giận dữ đứng ngoài cửa sổ nhìn vào phòng...
Vài ngày sau, hai nhà nghiên cứu về lĩnh vực siêu nhiên Ed và Lorraine Warren đã được mời tới ngôi nhà để điều tra. Trong quá trình tìm hiểu bên trong căn nhà, Ed đã đặt các dụng cụ mang tính chất trêu tức hồn ma khắp mọi nơi quanh nhà và kết quả vượt qua cả tưởng tượng. Khi bước vào nhà, bà Lorraine đã cảm nhận được sự hiện diện của hồn ma và nhìn thấy ảo ảnh về những xác chết nhà Defeo trong tấm ga trắng. Không dừng lại ở đó, bà cũng cảm thấy cơ thể mình bị kéo, đẩy bởi một thế lực nào đó. Ed và Lorraine đã ghi lại được hình ảnh của hồn ma một cậu bé ở trên tầng 2. Từ đó, họ đã tìm hiểu và khám phá sâu hơn nguồn gốc của căn nhà quỷ quái này. Mảnh đất nơi căn nhà xây cất trước đây thuộc sở hữu của John Ketchum, người có khả năng dùng tà thuật và John đã yêu cầu được chôn cất ở chính nơi này khi qua đời. Ngoài ra, mảnh đất cũng là nơi giam hãm những người thổ dân Anh điêng cho tới chết. Vợ chồng nhà Warrens tin rằng, chính những sự việc vô cùng tồi tệ từng diễn ra ở đây đã ám ảnh lên ngôi nhà này và ngày càng thu hút nhiều linh hồn ma quỷ hơn. Nhà ngoại cảm Lorraine cũng khẳng định, chính nguồn tà khí thoát ra từ hồn ma đó đã ám ảnh cuộc sống của gia đình Defoe và Lutz.
Tim hieu bi an ve cong nang thau thi qua viec pha an - Anh 1
Nhà thấu thị Croiset được cho là có khả năng nhận phát hiện các nạn nhân mất tích khi nhìn hoặc tiếp xúc với hình ảnh hoặc đồ vật của họ, vì thế ông đã giúp cảnh sát phá được không ít các vụ án. Ảnh tư liệu
Dưới góc độ khoa học
Trên thực tế, theo các chuyên gia thì người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã dùng các hỗn hợp thảo mộc để mang lại khả năng thấu thị tạm thời. Một số tín đồ Ấn Độ tin rằng có thể đạt được khả năng thấu thị thông qua tập luyện yoga. Thuật ngữ “thấu thị” (tiếng Anh: clairvoyance) còn được gọi là ”minh trí, nhãn thông hay thần nhãn”. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp; clair nghĩa là clear (rõ ràng), và voyance nghĩa là vision (tầm nhìn), để chỉ khả năng có được thông tin về một người, địa điểm hoặc sự kiện vật lý thông qua các phương tiện khác vượt quá năm giác quan thông thường. Đây là một dạng thức ngoại cảm. Khả năng thấu thị xuất hiện dưới nhiều dạng thức và mức độ khác nhau. Ở dạng thức đơn giản nhất, một người nhìn thấy các hình ảnh mang tính biểu tượng; những hình ảnh này phải được diễn giải dựa trên thế giới quan của chính người đó. Ở dạng thức cao nhất, công năng thấu thị cho phép người dùng nhìn thấy những chiều không gian phi thực thể, cõi âm, cõi hư vô, cõi trời … cùng các sinh mệnh trú ngụ trong đó. Khả năng thấu thị có thể cho phép bạn thấy rõ các sự kiện trong quá khứ và tương lai. Tuy khoa học Tây phương vẫn còn tỏ ra dè dặt, thận trọng, nhưng có nhiều chính phủ đã thuê những người có khả năng này để hỗ trợ họ. Cảnh sát ở nhiều quốc gia đôi lúc viện đến sự trợ giúp của những người có khả năng thấu thị để phá án. Việc sử dụng các phương pháp phi chính thống này đã có kết quả khá khả quan.
Năm 1934, Tiến sĩ J.B. Rhine thuộc Đại học Duke ở Hoa Kỳ đã thiết kế 5 bộ thẻ được gọi là Thẻ Trắc nghiệm Siêu cảm. Trên mỗi bộ thẻ là một hình vẽ đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình chữ thập, hình sóng nước và hình ngôi sao. Bằng việc sử dụng 5 bộ thẻ này, ông và cộng sự, Tiến sĩ J.G. Pratt, đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm trên một học sinh, H. E. Pearce, Jr., người tuyên bố là có công năng thấu thị. Các thí nghiệm được tiến hành 34 lần trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 3 năm 1934. Năm loại thẻ (tổng cộng 25 thẻ) đã được sử dụng vào mỗi lần thí nghiệm. Người được thí nghiệm, Pearce, Jr., ngồi trong một căn phòng nhỏ tại thư viện ĐH Duke, trong khi cộng sự Pratt ngồi trước một chiếc bàn ở tòa nhà cách nơi mà ông có thể thấy Pearce từ 100-200 thước. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt trộn một cách ngẫu nhiên những tấm thẻ và đặt chúng ở phía bên phải chiếc bàn, với mặt thẻ có hình úp xuống. Một cuốn sách cũng được đặt ở giữa chiếc bàn. Ngay khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt chọn một tấm thẻ bằng tay phải và đặt nó lên cuốn sách với mặt có hình úp xuống. Cùng lúc đó, Pearce cố gắng đoán xem hình trên chiếc thẻ là gì. Một phút sau, Pratt dùng tay trái để chuyển chiếc thẻ từ cuốn sách sang phía bên trái của chiếc bàn với mặt thẻ úp xuống, và rồi chọn tấm thẻ tiếp theo bằng tay phải. Với mỗi chiếc thẻ được chọn trong vòng một phút, quá trình này tiếp tục cho tới khi 25 chiếc thẻ được lấy hết. Những chiếc thẻ luôn được đảm bảo là úp xuống trong toàn bộ quá trình, và cả Pearce và Pratt đều không thể nhìn thấy các hình vẽ.
Sau khi hoàn thành lượt đầu tiên của thí nghiệm, Pearce sẽ ghi lại đáp án vào một tờ giấy, gói kín trong một phong bì và đưa cho Tiến sĩ Rhine. Pratt cũng ghi lại đáp án mà ông cố gắng đoán rồi đưa riêng nó cho Tiến sĩ Rhine. Tiến sĩ Rhine mở cả hai phong bì và sau đó tiến hành phân tích kết quả thống kê. Pratt và Pearce cũng so sánh kết quả thống kê của Tiến sĩ Rhine với đáp án mà họ tự lưu để xem có sai sót nào không. Toàn bộ quá trình thí nghiệm rất tỉ mỉ, kỹ càng, và kết quả thống kê thu được là rất chính xác. Phân tích thống kê cho thấy trong 74 lượt thí nghiệm với 1.850 chiếc thẻ được chọn, độ chính xác trong đáp án của Pearce là hơn 30%. Điều này vượt qua xác suất thống kê khi đoán ngẫu nhiên (chỉ là 20%), và mức độ có ý nghĩa lên tới 10-22. Nói thẳng là, đoán ngẫu nhiên mà không có công năng thấu thị thì không bao giờ đạt chính xác đến 30% (Rhine, 1934, 1937). Thí nghiệm này đã được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và Tiến sĩ Rhine cũng được ca ngợi như là cha đẻ của bộ môn cận tâm lý đương đại. Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm này và cũng thu được kết quả tương tự. Điều này đã chứng thực sự tồn tại khách quan của công năng thấu thị. Và trong hàng chục năm nghiên cứu thực nghiệm, không ít các chuyên gia khoa học đã chứng thực được sự tồn tại của những công năng này. Các nhà khoa học đã nhận thức thêm và hiểu rõ hơn rằng những công năng này đều bắt nguồn từ một dạng năng lượng tâm lý bí ẩn, điều mà sinh lý học hiện đại đã công nhận. Để vén bức màn bí ẩn bao phủ các tiềm năng của cơ thể người, người ta phải đột phá những rào cản cố hữu mà khoa học hiện đại dựng nên và thiết lập một cách tiếp cận mới để nhận thức cơ thể người và vũ trụ.
Thái Yên

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.