(EdnaM/iStock)
Ảnh: EdnaM/iStock
Một người bạn từng nói với tôi, nếu được chọn lựa, cô ấy thà nhìn thấy người yêu cũ của mình đau khổ hơn là hạnh phúc.
Trong cuộc đời, có những điều thật đau đớn như khi chấm dứt một mối quan hệ tình cảm lãng mạn và gắn bó. Tuy nhiên rốt cuộc nhiều người vẫn có thể hồi phục trở lại và tiếp tục sống như chưa hề bị tổn thương.
Những người khác, giống như bạn của tôi, lại không được may mắn như vậy. Ngay cả nhiều năm sau, họ vẫn chìm sâu trong nỗi đau quá khứ. Bất cứ điều gì gợi nhớ đến người yêu cũ, cho dù chỉ thoáng qua trong các cuộc trò chuyện hay một tấm hình trên Facebook, đều có thể gợi lại cảm xúc đau buồn, giận dữ hay oán hận sâu thẳm.
Tại sao có một số người vẫn tiếp tục bị ám ảnh bởi bóng ma của tình cảm lãng mạn trong quá khứ, phải vùng vẫy để thoát khỏi nỗi đau bị cự tuyệt?
(kieferpix/iStock)
Quan niệm của bạn về tính cách có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách phản ứng của bạn khi bị từ chối trong chuyện tình cảm. (kieferpix/iStock)
Trong những nghiên cứu mới đây, đồng nghiệp Carol Dweck và tôi đã phát hiện ra rằng việc bị cự tuyệt thật ra làm một số người tự định hình lại bản thân họ, và cả hình mẫu người yêu lý tưởng trong tương lai.
Trong một nghiên cứu, chúng tôi yêu cầu mọi người viết về những bài học họ rút ra từ những lần bị từ chối trong chuyện tình cảm. Khi phân tích câu trả lời của họ, chúng tôi nhận thấy một số người được khảo sát nghĩ rằng việc bị từ chối đã hé lộ một điều gì đó không tốt rất cơ bản về bản thân mình và nó cũng sẽ phá hỏng các mối quan hệ trong tương lai. Một vài người nói họ nhận ra rằng họ quá “kiểm soát”. Những người khác nghĩ là họ đã “quá nhạy cảm” hoặc là “giao tiếp kém”.
Những nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu về hệ quả của việc tin rằng bị từ chối cho thấy thiếu sót căn bản. Vì liên hệ việc bị từ chối với một khía cạnh nào đó trong tính cách đặc trưng của mình, nên họ nhận thấy cho qua những chuyện cũ còn khó hơn. Một vài người nói họ đã “tự dựng nên những bức tường” và thận trọng hơn trong những mối quan hệ mới. Một số khác sợ phải chia sẻ việc đã từng bị từ chối cho người yêu mới biết, sợ rằng người này sẽ thay đổi cách nhìn nhận về mình, nghĩ rằng mình “vô dụng”. (Điều này có thể lý giải vì sao một vài người giấu đi những thất bại trong chuyện tình cảm trước đây, coi đó như là một vết thương lòng hay một điều sỉ nhục).
Lúc này, chúng tôi tự hỏi: điều gì khiến cho một người nào đó liên hệ giữa việc bị từ chối trong chuyện tình cảm với một vài khía cạnh về “con người thật sự” của họ. Sau cùng những người được khảo sát còn lại đã viết, việc bị từ chối đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống, một phần rất quan trọng trong quá trình trưởng thành và thật sự giúp họ trở thành người tốt hơn.
Hóa ra, quan niệm của bạn về tính cách có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách phản ứng của bạn khi bị từ chối trong chuyện tình cảm.

Khi người ta tin rằng khả năng hiểu biết là không thể thay đổi, họ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân mình, và có vẻ kém kiên trì hơn sau khi trải qua đổ vỡ.

Nghiên cứu trước đây phát hiện ra mọi người có những quan điểm trái ngược về tính cách của cá nhân họ, cho dù đó là khả năng hiểu biết hay sự ngại ngùng. Một vài người có “tư duy cố định” tin rằng những yếu tố này là không thể thay đổi. Ngược lại, những người có “tư duy tăng tiến” tin rằng tính cách của họ là điều gì đó có thể mở rộng và phát triển trong suốt cuộc đời.
Những niềm tin căn bản này định hình nên việc mọi người phản ứng thế nào trước thất bại. Ví dụ, khi người ta tin khả năng hiểu biết là không thể thay đổi, họ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân mình, và có vẻ kém kiên trì hơn sau khi trải qua đổ vỡ.
Chúng tôi nghĩ rằng những quan niệm về tính cách có thể xác định được liệu người ta có xem việc bị từ chối như một bằng chứng về bản chất con người họ, liệu rằng họ có phải là người có quá nhiều khuyết điểm và khó ưa hay không.
(Evgeny Sergeev/iStock)
Đối với những người có quan điểm cứng nhắc về tính cách, chúng tôi nhận thấy ngay cả sự từ chối từ một người lạ cũng có thể khiến họ tự hỏi liệu sự từ chối này có cho thấy con người thật của họ hay không. (Evgeny Sergeev/iStock)
Trong một nghiên cứu, chúng tôi chia mọi người thành hai nhóm: những người nghĩ rằng tính cách là không thể thay đổi và những người tin tính cách dễ thay đổi. Những người tham gia đọc một trong hai câu chuyện. Trong câu chuyện thứ nhất, chúng tôi yêu cầu họ tưởng tượng mình bị bỏ rơi trong đau khổ bởi một người đã yêu nhau trong thời gian dài. Trong câu chuyện còn lại, chúng tôi yêu cầu họ tưởng tượng gặp một người nào đó trong một bữa tiệc, cảm thấy bị rung động và sau đó tình cờ nghe được người kia nói với một người bạn rằng họ sẽ không bao giờ có một mối quan hệ tình cảm với anh ấy hay cô ấy.

Tính cách có thể thay đổi và phát triển theo thời gian.

Chúng tôi cứ nghĩ rằng chỉ có sự từ chối thẳng thừng trong một mối quan hệ nghiêm túc mới có đủ sức mạnh để làm con người ta hoài nghi về bản thân mình. Thay vào đó, chúng tôi phát hiện ra một quy luật. Đối với những người có quan điểm cứng nhắc về tính cách, chúng tôi nhận thấy ngay cả sự từ chối từ một người lạ cũng có thể khiến họ tự hỏi việc bị từ chối này cho thấy điều gì trong bản chất con người họ. Những người này lo lắng rằng phải có điều gì đó khó ưa quá rõ ràng mới khiến cho một người từ chối ngay lập tức mà không thèm tìm hiểu về họ.

Bạn có tin rằng tính cách là không thể thay đổi? (Kuzmich Studio/iStock)
Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn mọi người đừng liên hệ việc bị từ chối với bản thân họ theo hướng tiêu cực? Một bằng chứng khá triển vọng cho thấy sự thay đổi quan niệm của một người về tính cách có thể làm thay đổi cách phản ứng của họ khi bị từ chối.
Trong nghiên cứu cuối cùng, chúng tôi viết những bài báo miêu tả tính cách như là một thứ có thể tiến triển trong suốt cuộc đời, hơn là điều đã được định sẵn. Khi chúng tôi yêu cầu những người có quan điểm cứng nhắc về tính cách đọc những bài báo này, họ đã bớt diễn giải việc bị từ chối thành dấu hiệu cho thấy một thiếu sót cố hữu quan trọng nào đó.
Bằng cách ủng hộ quan điểm tính cách có thể thay đổi và phát triển theo thời gian, chúng ta có thể giúp mọi người thoát khỏi bóng ma ám ảnh của tình cảm lãng mạn trong quá khứ từ đó sẵn sàng cho những mối quan hệ mới trong tương lai.
Lauren Howe là Nghiên cu sinh Tiến s v Tâm lý hc, Đại học StanfordBài báo nàđược công b lđầu trêThe Conversation.

Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!

Nền văn minh Cucuteni-Trypillia bí ẩn hình thành cuối thời kỳ Đồ đá mới, định cư ở Đông Âu. Nền văn minh này có một thói quen hết sức kỳ quặc, tự đốt làng của mình sau 60-80 năm.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Nền văn minh Cucuteni-Trypillia phát triển hết sức mạnh mẽ trong khoảng từ năm 5500-2750 TCN. Bí ẩn lớn nhất của nền văn minh này họ thường tự đốt nơi định cư của mình theo chu kỳ 60-80 năm.
Hiện nền văn hóa này đã không còn nữa, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do tại sao và cách mà nó biến mất.
Nền văn minh Cucuteni –Trypillian
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Nền vă minh Cucuteni -Trypillian thuộc Ukraina, Romania và Moldova ngày nay
Năm 1884, Teodor T. Burada - một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Romania, đã phát hiện thấy những mảnh vỡ của bức tượng nhỏ làm bằng gốm và đất nung gần làng Cucuteni, quận Iaşi (đông bắc Romania, gần giáp biên giới với Moldova).
Vì thế, các nhà khảo cổ học bấy giờ gọi là nền văn hóa Cucuteni.
Năm 1893, nhà khảo cổ học Vicenty Khvoika lại tìm thấy di tích cổ ở làng Tripillia ở quận Obukhiv, tỉnh Kiev, Ukraine, nên họ gọi là nền văn hóa Tripillia.
Và đến ngày nay, người ta gọi với cái tên nền văn minh Cucuteni –Trypillian.
Trước khi khám phá ra Tripillia vào cuối thế kỷ 19 - thời điểm mà các nhà khảo cổ cũng tìm ra nhiều nền văn minh khác, nhưng có lẽ Cucuteni –Trypillian là một trong những khu định cư lớn nhất trong lịch sử thời kỳ đồ đá châu Âu (7000-1700 TCN).
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Họ chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi
Vào thời thịnh vượng nhất, xã hội của người Cucuteni - Trypillia được xây dựng thành một quần thể đô thị hoành tráng, với những ngôi làng sức chứa lên đến hơn 15.000 người.
Nền văn hóa này theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ làm chủ gia đình, đảm đương hoạt động nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải và may mặc. Đàn ông phụ trách việc săn bắn, chăn nuôi và chế tạo công cụ.
Người Cucuteni-Typillia thờ Mẫu Thần, biểu tượng cho lòng Mẹ và sự phồn thực trong văn hóa nông nghiệp.
Họ cũng thờ Bò Thần (tượng trưng cho sự dẻo dai, sinh sản và bầu trời) và Rắn Thần (tượng trưng cho sự vĩnh cửu và chuyển động vĩnh cửu).
Người Cucuteni – Trypillian đốt nhà theo chu kỳ
Trung tâm của nó nằm ở khoảng từ giữa tới thượng nguồn sông Dnister với sự mở rộng về phía đông bắc tới sông Dnepr.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Ngôi nhà của người Cucuteni-Trypillian
Trong thời gian này, dân số (cả định cư và nhập cư) liên tục gia tăng dọc theo bờ vùng thượng và trung lưu của vùng hữu ngạn sông Dnepr, ngày nay là Ukraine.
Việc dân số gia tăng, khiến cho các ngôi làng chỉ vài chục ha phải mở rộng lãnh thổ tới các cao nguyên, gần sông và suối lớn để thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
Khi điều tra về những dấu vết để lại của nền văn minh Cucuteni-Trypillian, các nhà khảo cổ học cho biết, có một điểm rất lạ về nó. Sau đó, người dân sẽ tái xây dựng lại trên đống tro tàn của ngôi làng cũ thường kiên cố, xinh đẹp hơn, rộng rãi hơn.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Tập tục đốt nhà kỳ lạ của người Cucuteni-Trypillian
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải tại sao người Cucuteni-Trypillian lại có thói quen kỳ lạ như vậy.
Di sản khảo cổ của nền văn minh Cucuteni-Trypillian
Di sản khảo cổ để lại của thời kỳ này bao gồm các tượng của cả nam giới và nữ giới; vũ khí và những đồ vật khác làm từ đồng hoặc kim loại khác; các sản phẩm đất nung có rất nhiều hoa văn phức tạp và đất sét dùng làm vật liệu xây dựng.
Các bức tượng tạc phụ nữ với khuôn mặt không có gì nổi bật, trong khi tượng nam giới lại có khuôn mặt hình trái xoan, thon dài, đáng chú ý nhất là chiếc mũi và đôi mắt sâu.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Các hình đất sét nung được khám phá trong thời kỳ 4900-4750 TCN ở Balta Popii, Romania
Trong những bức tượng này có cả những bức tượng khỏa thân. Còn đối với những bức tượng có quần áo đầy đủ, thì trang phục của chúng thay đổi tùy theo các năm; và phụ nữ được để tóc theo những phong cách khác nhau.
Trong thời gian khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số khu thờ tự linh thiêng.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Di sản để lại của nền văn minh
Những hiện vật tìm thấy nằm bên trong những khu thờ tự này và đã được chôn vùi trong lòng đất ở bên trong cấu trúc một cách rất cẩn thận.
Nhiều hiện vật là những bức tượng sét. Các nhà khảo cổ cho rằng những hiện vật này là vật thờ hoặc tượng tổ tiên, những người mà họ tin có thể bảo vệ và chăm sóc họ.
Những hiện vật này mang tính chất tôn giáo rõ ràng. Điều này cho thấy, người Cucuteni-Trypillian có một đức tin mạnh mẽ.
Vì sao nền văn minh Cucuteni-Trypillian biến mất?
Tại sao nền văn minh Cucuteni-Trypillian vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ của các nhà khoa học. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa giữa các học giả, nhưng vẫn chưa ra được vấn đề. Tuy nhiên, có một vài giả thuyết được đưa ra.
Theo nhà khảo cổ học Marija Gimbutas, nền văn minh Cucuteni-Trypillian kết thúc do cuộc chiến tranh liên quan đến việc mở rộng lãnh thổ của nền văn minh Kurgan.
Những người ủng hộ Giả thuyết Kurgan cho rằng một cuộc đụng độ bạo lực đã diễn ra trong Làn sóng thứ ba của việc mở rộng Kurgan giữa 3000-2800 TCN, đã là kết thúc vĩnh viến nền văn minh Cucuteni-Trypillian.
J.P.Mallory, một nhà khảo cổ học Ailen-Mỹ lại cho rằng nền văn hóa Cucteni-Trypullian không kết thúc vì một vụ bạo lực.
Thay vào đó ông chỉ ra rằng: Có bằng chứng khảo cổ học cho thấy những gì ông gọi là "một thời kỳ đen tối". Trong thời kỳ này, người dân đã dần dần đi “di cư” chứ không phải là bởi sự tấn công của bất kỳ lực lượng nào.
Bí ẩn nền văn minh có sở thích… tự đốt chính mình!
Nền văn hóa Cucteni-Trypullian kết thúc như thế nào?
Một học thuyết khác về sự kết thúc của văn minh Cucuteni-Trypillian là do biến đổi khí hậu. Ở giai đoạn cuối của nền văn minh Cucuteni-Trypillian đã xuất hiện khí hậu Đới hạ Boreal Blytt-Sernander.
Bắt đầu từ khoảng năm 3200 TCN, khí hậu càng ngày càng trở nên lạnh và khô hơn (được ví như thời kỳ cuối kỷ băng hà), dẫn đến những trận hạn hán khủng khiếp nhất trong lịch sử châu Âu.
Người Cucuteni-Trypillian chủ yếu là nông dân, khí hậu khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn, khiến cho việc tồn tại của nền văn minh này không hề đơn giản.
Lại cũng có giả thuyết cho rằng họ dần dần hợp nhất với các bộ tộc khác cho đến khi nền văn hóa riêng của họ biến mất.
Vào năm 2003, khoảng trên 1.200 di chỉ của văn hóa Cucuteni-Tripillia đã được nhận dạng tại Romania, Ukraina và Moldova.
Theo Trí Thức Trẻ

Đây là lý do vì sao dù sống ở Nam Cực siêu lạnh, lông chim cánh cụt không hề đóng băng

Dù bơi dưới nước hay đi lạch bạch trên bờ, bộ lông của loài vật khác thường này không hề có dấu hiệu của băng tuyết.
Chim cánh cụt quanh năm bơi trong vùng biển lạnh nhất thế giới ở Nam Cực nhưng bộ lông của chúng chỉ ướt chứ không hề đóng băng hay đóng tuyết. Đây là một bí ẩn mới đây các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời sau khi kiểm chứng bộ lông của loài cánh cụt Humboldt sống ở vùng biển phía nam Chile - nơi có nhiệt độ trung bình luôn dưới mức 0 độ C và vào mùa đông thì nhiệt độ nước biển có thể xuống tận âm 10 độ C.
Đây là lý do vì sao dù sống ở Nam Cực siêu lạnh, lông chim cánh cụt không hề đóng băng
Cụ thể, nhóm nhiên cứu đến từ trường đại học Beihang (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã phát hiện tính năng chống đóng băng,kẹ nước cũng như khả năng chống bám dính tuyệt vời của bộ lông loài cánh cụt Humboldt xuất phát từ những lỗ nhỏ giữ khí, khiến bề mặt lông không ngấm nước. Kết quả này xuất hiện sau khi Jingming Wang - tác giả của nghiên cứu - cùng đồng nghiệp kiểm tra bộ lông của 1 con chim cánh cụt Humboldt tại Công viên dưới nước Thái Bình Dương tại Bắc Kinh với sự hỗ trợ của kính hiển vi điện tử để quét cấu trúc hệ thống lông độc đáo này.
Bên cạnh đó, đội ngũ nghiên cứu cũng nhận ra chim cánh cụt bôi lên lông loại dầu tiết ra từ một tuyến nằm gần gốc đuôi, giúp tăng cường khả năng chống thấm nước. Khi nước tiếp xúc với bề mặt lông, những giọt nước nhỏ lấm tấm có thể lăn xuống hoặc bị chim cánh cụt giũ sạch. Giọt nước trên lông cũng có hình cầu làm chậm sự hình thành của băng. Nhiệt lượng sẽ khó thoát khỏi giọt nước do bề mặt tiếp xúc với không khí rất là nhỏ. Những rãnh có kích thước khoảng 100 nanomet có nhiệm vụ hạn chế ma sát của chim cánh cụt với nước khi chúng bơi.
Đây là lý do vì sao dù sống ở Nam Cực siêu lạnh, lông chim cánh cụt không hề đóng băng
Dựa trên những phát hiện này, những phiên bản nhân tạo mô phỏng lại cấu trúc chống thấm ướt đã được phát triển: màng nano polyimide phủ lớp sơn rỗ chống thấm nước và dầu bôi trơn để ngăn băng hình thành trong điều kiện thử nghiệm phun sương âm 5 độ C. Loại vật liệu này có thể áp dụng cho những phương tiện vận chuyển thường xuyên phải đối mặt với nhiệt độ dưới 0 độ C như máy bay vận tải, các loại tàu hoạt động tại khu vực biển Nam Cực hoặc Bắc Cực.
Tham khảo Iflscience