.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

TÔI ĐI 2.




SOI BÓNG.




TÀN PHAI




8 loại đồ ăn làm tổn hại nhất đến đại não trẻ



Đại não là bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Trong cuộc sống có một số thói quen và ẩm thực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đại não của trẻ. Thực phẩm có thể giúp nâng cao trí lực cho trẻ, nhưng nếu ăn những đồ ăn “sai lầm” thì sẽ gây nguy hại cho sự phát triển của đại não trẻ.
Vậy những loại đồ ăn nào là “sai lầm” đối với sự phát triển đại não của trẻ? Dưới đây là 8 loại đồ ăn đã được các chuyên gia nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá kết quả, khiến trẻ càng ăn càng kém thông minh. Cha mẹ nên chú ý!

1. Món ăn có chứa chất lipid peroxide


Thịt hun khói chứa lipid peroxide, cha mẹ không nên cho trẻ ăn
Thịt hun khói chứa lipid peroxide, cha mẹ không nên cho trẻ ăn

Món ăn có chứa chất Lipid peroxy khiến cho não bị lão hóa sớm hoặc mất trí nhớ, gây tổn hại trực tiếp đến sự phát triển não.
Những món thịt, cá quay, hun khói là thực phẩm chứa nhiều chất lipid peroxy, khi chế biến với nhiệt độ trên 200 độ C hoặc kéo dài thời gian, sẽ sinh ra chất này nhiều hơn nữa. Cha mẹ nên hạn chế tối đa cho trẻ ăn loại thực phẩm này.

2. Món ăn từ thịt

Trong cuộc sống, nhiều gia đình nghĩ rằng, muốn con khỏe mạnh cần phải cho chúng ăn nhiều thịt. Tuy nhiên theo phân tích khoa học, môi trường cơ thể có tính kiềm nhẹ là thích hợp nhất. Trong khi đó, thịt là món ăn có tính axit cao, nếu ăn nhiều và tích lũy qua thời gian một lượng axit lớn sẽ làm cho não hoạt động chậm lại.
Các thử nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống của trẻ nếu có lượng thịt cao, và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển trí tuệ của trẻ.

3. Đồ ăn chứa chì

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, chì chính là tác nhân giết chết các tế bào não và gây tổn thương não. Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chứa chì như bỏng ngô, trứng muối, bia…

4. Món ăn chứa nhôm


Vì vậy, cha mẹ tốt nhất không nên cho trẻ ăn các món chiên rán nhiều như quẩy, bánh rán…Thường xuyên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nhôm cao, có thể gây giảm trí nhớ, phản ứng trì độn và thậm chí dẫn đến xi ngốc.

5. Đồ ăn quá mặn

Thức ăn mặn không chỉ gây ra cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mà còn làm tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến não. Dẫn đến các tế bào não bị thiếu máu, gây mất trí nhớ, trí lực trì độn.
Nhu cầu muối của cơ thể tối đa 7gram/ngày đối với người lớn và trẻ nhỏ là 4 gram/ngày/người. Cha mẹ nên cho con ăn ít các món dưa muối, thịt muối…

6. Đồ ăn có nhiều mì chính

Nghiên cứu y học cho thấy, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên ăn mì chính vào cuối thai kỳ có thể gây ra thiếu hụt kẽm cho thai nhi. Trẻ em trong vòng một tuổi, nếu ăn mì chính quá nhiều có thể gây hoại tử tế bào não.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng tiêu thụ mì chính của người lớn trong một ngày không nên nhiều hơn 4 gram, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên ăn mì chính. Ngay cả khi trẻ đã lớn, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn mì chính là tốt nhất.

7. Đồ ăn có nhiều đường

Đường là một loại thực phẩm có tính axit điển hình, nếu ăn quá nhiều món ăn chứa đường trước bữa ăn, tác hại sẽ cao hơn. Bởi vì, khi lượng đường trong cơ thể quá dư thừa, sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng, cảm giác bụng sẽ luôn trướng, đầy. Nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chức năng gan.
Nếu trẻ ăn quá nhiều đường, không chỉ phát bệnh béo phì, mà còn có khả năng gây sâu răng. Khi ăn nhiều đường trong một thời gian dài, làm cho thể trạng và não của trẻ thiên về tính axit, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Do đó, để bảo vệ trí thông minh của trẻ, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn nhiều đường và các món ăn làm từ đường hay các loại đồ uống chứa đường…

8. Cà phê

Cà phê là một trong ba loại đồ uống phổ biến của người dân trên thế giới (cà phê, ca cao, trà). Theo phân tích khoa học, cà phê có tính kích thích thần kinh. Nhiều người cho rằng, cà phê có thể khiến não thanh tỉnh, kỳ thực không phải. Dưới tác dụng của cà phê, máu được vận chuyển lên đại não của trẻ bị giảm nhiều, do đó nó ảnh hưởng đến trí lực của trẻ.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch




Trong lịch sử để điều trị bệnh người ta từng áp dụng một số biện pháp phẫu thuật kinh hoàng, có thể khiến người nghe sởn da gà khi chỉ vừa mới nghĩ đến. Cùng điểm qua 5 biện pháp phẫu thuật dưới đây.

1. Khoan sọ

Một bức tranh của Hieronymous Bosch (nửa sau TK 15, nửa đầu TK 16) có tên “Lấy đi viên đá”. Kỹ thuật phẫu thuật não tiên tiến đã xuất hiện từ thời cổ đại. (Ảnh: Internet)
Khoan sọ, đúng như tên gọi của nó, là một hình thức phẫu thuật trong đó người ta khoan hay cạo một lỗ trên hộp sọ người bệnh. Con người đã áp dụng biện pháp này từ thời xa xưa. Hiện không thể tìm thấy tư liệu nào giải thích nguyên nhân đằng sau biện pháp này, nhưng một số chuyên gia tin rằng nó nhằm mục đích giải phóng ma quỷ ra khỏi hộp sọ. Tuy nhiên, một số người có thể sống sót nhiều năm sau đó, dựa trên bằng chứng là các hộp sọ cổ đại cho thấy dấu hiệu liền xương sau khi khoan.
Hộp sọ và vết tích lỗ khoan thời cổ đại. (Ảnh: Danielle Kurin)
Tuy rằng các bác sĩ ngày nay không còn khoan lỗ trên hộp sọ bệnh nhân để giải phóng ma quỷ quấy nhiễu, nhưng hiện vẫn ghi nhận trường hợp áp dụng biện pháp này để làm giảm áp suất bên trong hộp sọ (áp lực nội sọ). Lấy ví dụ, một bác sĩ ở Úc đã sử dụng máy khoan điện gia dụng (không phải dụng cụ y tế) để khoan một lỗ trên hộp sọ của một cậu bé 13 tuổi bị ngã xe đạp và đầu đập xuống đất. Nếu không làm vậy, cậu có thể đã chết vì một cục huyết khối (máu đông) hình thành trong não bộ.  

2. Phẫu thuật thùy não

Phẫu thuật thùy não là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong thế kỷ 20, và nó còn ghê rợn hơn cả việc khoan sọ. Trong đó, người tiến hành sẽ dùng một dụng cụ giống dùi nhọn để cắt đứt dây thần kinh liên kết khu vực thùy não trước với phần còn lại của não bộ, nhằm mục đích chữa bệnh tâm thần.
Minh họa phương pháp phẫu thuật thùy não. (Ảnh: Internet)
Minh họa phương pháp phẫu thuật thùy não. (Ảnh: Internet)

Khi nhiều loại thuốc tâm thần mới được phát triển, phương pháp này đã dần dần trở nên ít được ưa chuộng trong thập niên 60. Freeman đã tiến hành hai ca phẫu thuật thùy não cuối cùng vào năm 1967. Một bệnh nhân trong đó đã qua đời 3 ngày sau phẫu thuật.Antonio Egas Moniz, một nhà thần kinh học người Bồ Đào Nha, đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1935. Walter Freeman là người mang phương pháp này đến Mỹ. Ông sẽ lái xe vòng quanh để tiến hành điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân. Ông đã dùng một cây dùi thật sự để tiến hành thao tác trong thùy não bệnh nhân, tiếp cận khu vực này với sự hỗ trợ của một cây búa. Bệnh nhân không được gây mê.
Walter Freeman và James Watts quan sát một ảnh chụp X-quang trước khi tiến hành một ca ‘phẫu thuật tâm thần’. (Ảnh: Wikipedia)

3.  Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang

Người thợ rèn Hà Lan tên là Jan de Doot, đã tự loại bỏ viên sỏi bàng quang của mình. (Ảnh: Wikimedia)
Các tư liệu Hy Lạp, La Mã và Ba Tư cổ đại có đề cập đến một loại hình phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang. Một dụng cụ phẫu thuật được luồn vào bàng quang thông qua khu vực đáy chậu – vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Thậm chí, người ta còn đưa dụng dụ phẫu thuật vào trực tràng hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), tác động vào khu vực này để hỗ trợ việc lấy sỏi. Đây là một quy trình phẫu thuật cực kỳ đau đớn với tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 50%.

4. Phẫu thuật nâng mũi (loại cổ điển)
Số ca phẫu thuật lấy sỏi được tiến hành như vậy bắt đầu giảm vào thế kỷ 19, và được thay thế bằng các phương pháp loại bỏ sỏi bàng quang nhân đạo hơn. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe vào thế kỷ 20 cũng giúp giảm thiểu phần nào sỏi bàng quang.

Một bệnh nhân tiến hành phẫu thuật nâng mũi bằng phương pháp của Tagliacozzi. (Ảnh: Internet)
Bệnh giang mai xuất hiện ở Ý vào thế kỷ 16. Chứng bệnh này có một triệu chứng gây mất thẩm mỹ bề mặt, gọi là “mũi tẹt hình yên ngựa”, trong đó sóng mũi bị sụp xuống. Thời đó tình trạng biến dạng mũi này được coi là dấu hiệu của tính cách thiếu suy xét hay thận trọng , nên nhiều người mắc phải đã cố gắng che giấu nó.
Một bác sĩ người Ý, tên Gaspare Tagliacozzi, đã phát triển một phương pháp nhằm che giấu tình trạng biến dạng mũi, bằng cách tạo ra một chiếc mũi mới từ bắp tay. Quy trình như sau: Ông sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, sau đó luồn một lưỡi dao bên dưới giữa hai đường cắt, rồi nhét lớp vải vào bên trong. Ông sẽ để lớp vải tại đây trong khoảng 3 tuần, để đảm bảo lớp da làm mũi bên trên không gắn liền trở lại với phần cơ thịt bên dưới..
Ông sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, sau đó luồn một lưỡi dao bên dưới giữa hai đường cắt, rồi nhét lớp vải vào bên trong. (Ảnh: Internet)
Sau đó ông sẽ cắt bỏ một đầu lớp da làm mũi và khâu nó vào chóp mũi người bệnh, và cố định như vậy trong khoảng 2 tuần để phần da cấy ghép được gắn chặt vào mũi. Trong 2 tuần này, bệnh nhân sẽ dùng một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho phần da cấy ghép gắn liền mũi và lớp da trên bắp tay không bị tác động lực. Sau đó, phần đầu bên kia lớp da làm mũi gắn vào bắp tay sẽ bị cắt rời, toàn bộ lớp da cấy ghép sẽ được nhào nặn để tạo thành lớp da bao phủ gắn bên ngoài phần mũi cũ.
Trong 2 tuần này, bệnh nhân sẽ dùng một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho phần da cấy ghép gắn liền mũi và lớp da trên bắp tay không bị tác động. (Ảnh: Internet)
Từng ghi nhận trường hợp mũi bệnh nhân trở nên tím tái vào mùa đông lạnh giá rồi rụng xuống.
Ngày nay, bệnh giang mai có thể được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.

5. Trích máu

(Ảnh: Internet)
Theo y học hiện đại, mất máu (chảy máu hay xuất huyết) thường được nhìn nhận là một điều xấu. Nhưng trong khoảng 2.000 năm, trích máu (chủ đích làm chảy máu) lại là một phương pháp điều trị phổ biến nhất được thực hiện.
Trích máu được dựa trên một lý thuyết y học cổ đại cho rằng có bốn loại chất dịch trong cơ thể, hay “thể dịch” (máu, niêm dịch, mật đen và mật vàng—tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước). Sự mất cân bằng của 4 loại thể dịch này sẽ dẫn đến bệnh tật. Để lấy lại sự cân bằng của 4 thể dịch, người ta dùng lưỡi dao hoặc lưỡi trích (một số được gắn lò xo để tăng lực tác động) để tách mở tĩnh mạch, thậm chí động mạch nhằm làm chảy máu trong khoảng vài ngày.
Trích máu được áp dụng ở phương Tây cho đến khoảng thế kỷ 19. Năm 1838, Henry Clutterbuck, một giảng viên tại Tổ chức Y khoa Royal College of Physicians, tuyên bố “trích máu là một phương pháp điều trị không thể đánh giá quá cao cho dù được thận trọng áp dụng”.
Có nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra khi áp dụng biện pháp này. Lấy ví dụ, khi George Washington bị viêm họng vào năm 1799, các bác sĩ đã trích lấy gần nửa lượng máu của ông và tạo nên một vết phồng giộp trên cổ họng. Trong vòng một ngày, ông qua đời.
 phẫu thuậtMột bộ dụng cụ trích máu. (Ảnh: Internet)

Quý Khải 

Hài hước chuyển nguy thành an- 4 câu chuyện thú vị khiến cuộc sống bạn thay đổi



Trong cùng một sự việc, một tình huống, người thông minh thường có cách nhìn thoáng đãng, biến khó khăn thành đơn giản, biến nguy nan thành hài hước. Hãy cùng đọc những câu chuyện thú vị dưới đây.
1. Câu nói dí dỏm của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan
Một lần, trong buổi độc tấu dương cầm ở Nhà Trắng, khi cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan lên phát biểu, phu nhân Nancy đã bất cẩn vấp ngã trên thảm. Mặc dù cú ngã ấy không gây ra thương tích gì nghiêm trọng, nhưng cũng đủ khiến bà bối rối trong giây lát. Ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan đã nhanh trí pha trò: “Em à, anh đã nói rồi, chỉ khi nào anh không được mọi người vỗ tay cổ vũ thì em mới cần phải biểu diễn như vậy mà”. Dưới khán đài tức khắc vang lên màn vỗ tay cổ vũ nhiệt tình.
Lẽ ra sự việc ấy có thể sẽ làm người khác phải lúng túng xấu hổ, nhưng chính sự dí dỏm linh hoạt của Tổng thống Reagan đã khiến tình thế đảo ngược, không chỉ giúp người trong cuộc thoát khỏi nỗi ngượng ngùng, mà ngược lại còn nhận được sự vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường. Vào giây phút then chốt ấy, sự hài hước của Tổng thống Reagan đã biến nguy thành an, giúp ông trở nên gần gũi thân thiện hơn với quần chúng nhân dân.
2. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đáp trả khi bị nói là “kẻ hai mặt”
Những ai mới lần đầu gặp Tổng thống Abraham Lincoln thường cho rằng dung mạo bề ngoài của ông không đủ ưa nhìn. Đây có thể là trở ngại tâm lý đối với nhiều người, nhưng với Lincoln thì ngược lại, ông đã biến nó thành ưu điểm và thu hẹp khoảng cách giữa ông với mọi người.
Có lần, đối thủ chính trị của Lincoln nói ông là kẻ hai mặt. Khi biết điều này ông đã đáp lại với thái độ hòa nhã: “Vậy các thính giả tự đánh giá xem, nếu như tôi quả thật có khuôn mặt khác, thì tôi có còn cần mang bộ mặt xấu xí như thế này không?”
Sự linh hoạt mà nhanh nhẹn của ông khi chỉ ra khuyết điểm của bản thân cho thấy thái độ lạc quan bình thản của Lincoln. Hành động đó tuy nhỏ nhưng đã thể hiện được sự chân thành của ông, nhận được niềm tin và thiện cảm từ mọi người và giúp ông vượt trên các đối thủ cạnh tranh chính trị khác.
Khi bạn cần khắc phục những khó khăn trở ngại, và khi bạn muốn nhận được sự yêu mến của những người xung quanh, khi ấy hãy tận dụng sức mạnh thần kỳ của sự hài hước.



Tổng thống Lincoln có dung mạo được coi là không mấy ưa nhìn, nhưng sự hài hước thông minh đã giúp ông vượt trên các đối thủ cạnh tranh chính trị khác . (Ảnh qua Twitter)
3. Cú ngã của của vị Thủ tướng Anh
Một ngày, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đi thị sát một đơn vị quân đội. Khi đó trời mưa đã tạnh, cựu thủ tướng cũng vừa mới hoàn thành bài diễn thuyết của mình. Nhưng khi bước xuống ông bất ngờ ngã nhào trên nền đất trơn trượt. Các binh sĩ đều cười ầm lên, còn những viên sĩ quan đi cùng thủ tướng thì dở khóc dở cười nhìn nhau bối rối không biết phải làm gì.
Churchill vẫn bình tĩnh nhìn mọi người và nói: “Chắc hẳn việc vừa rồi còn cổ vũ tinh thần mọi người tốt hơn cả bài diễn thuyết ban nãy phải không?”
Hài hước quả thật có thể làm giảm bớt sự căng thẳng, tạo ra bầu không khí vui vẻ thoải mái. Không những vậy, những câu đùa dí dỏm còn có thể hóa giải những mâu thuẫn, giảm nhẹ mọi khó khăn, giải đáp được nhiều câu hỏi hóc búa, hơn nữa còn giữ gìn được danh dự và sự tôn nghiêm của bản thân.
4. Chuyện một nữ sinh người Việt
Một nữ sinh viên người Việt vừa tốt nghiệp đại học ứng tuyển vào một công ty nước ngoài. Công ty này nổi tiếng khắt khe và hay soi xét nhân viên. Một lần nọ, cô vô ý đánh đổ cốc coca trên tấm thảm văn phòng, vị giám đốc người ngoại quốc tỏ vẻ không hài lòng và nói: “Một lát nữa đại quân kiến vàng sẽ tấn công văn phòng của tôi trên diện rộng cho mà xem”.
Cô nữ sinh nghĩ một lát, rồi mỉm cười đáp lại: “Tuyệt đối không thể có chuyện đó đâu ạ, bởi vì kiến vàng của Việt Nam chỉ thích các món ăn Việt Nam thôi”. Vị giám đốc bật cười sảng khoái. Những ngày sau đó, cô được vị giám đốc kia coi trọng và công việc ngày một thuận lợi hơn.



Hài hước là nghệ thuật, là “liều thuốc” không thể thiếu trong cuộc sống. (Ảnh qua vladtime)
Nhà tâm lý học Catherine từng nói: “Nếu bạn có thể khiến cho ai đó ấn tượng tốt về mình, thì bạn cũng có thể làm cho mỗi người xung quanh, thậm chí là tất cả mọi người trên thế giới đều có ấn tượng tốt về bạn. Bạn không cần phải đi khắp nơi bắt tay với người khác, mà chỉ bằng sự thân thiện, linh hoạt, hóm hỉnh của mình để truyền đi những thông điệp của bản thân, như vậy thì khoảng cách giữa bạn và người khác cũng dần biến mất”.
Hài hước là nghệ thuật, là yếu tố vui vẻ không thể thiếu trong cuộc sống. Vì sự tồn tại của nó mà thế giới này mới có thể tràn đầy niềm vui. Hài hước là một loại tài hoa, một loại sức mạnh, hoặc có thể coi là một loại văn minh được sáng tạo ra trong cảnh giới sinh hoạt khó khăn của nhân loại.
Hài hước không phải là cách ăn nói đưa đẩy nịnh nọt, cũng không phải là để chế giễu hay châm chọc ai đó. Giống như một danh nhân từng nói:
Bốc đồng khó có thể hài hước, cố làm ra cũng vẻ khó có thể hài hước, để tâm vào chuyện vụn vặt khó có thể hài hước, giật gấu vá vai khó có thể hài hước, mà chậm chạp vụng về cũng khó có thể hài hước. Chỉ có sự ung dung, thản đãng, siêu thoát khỏi tự nhiên, và một trí tuệ thông minh thấu đáo mới có thể hài hước.

Hài hước là biểu hiện của trí tuệ, nó cần được xây dựng trên cơ sở nền tảng kiến thức phong phú. Một người có khả năng phán đoán nhận biết thời thế và có kiến thức uyên bác rộng rãi mới có chủ đề bàn luận chia sẻ phong phú, mới có thể sử dụng ngôn ngữ so sánh một cách linh hoạt. Hài hước giống như nốt nhạc hoàn mỹ nhất có thể cứu vớt những khuyết thiếu.

TỀ XUÂN

Bí ẩn những hòn đá kỳ lạ nổi trên nước không chìm

 

Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân đá bọt có thể nổi được trong nhiều năm, cũng như khả năng chìm xuống rồi lại nổi trở lại.
Mọi người đều biết đá thả xuống nước sẽ bị chìm, nhưng kì lạ thay một số đá lại có thể nổi trên mặt nước trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho hiện tượng này.
Dải đá bọt trên mặt biển. (Ảnh: Internet)
Đá bọt. (Ảnh: Internet)
Video:
Đá bọt được tạo thành từ mắc-ma phun trào từ núi lửa. Nó có rất nhiều lỗ nhỏ li ti chứa đầy không khí.
Cận cảnh đá bọt, loại đá có thể nổi trên mặt biển trong nhiều năm, và các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra lời giải. (Ảnh: Flickr)
Những lỗ nhỏ trong đá bọt khá lớn và liên kết với nhau. Điều này dường như khiến đá bọt dễ chìm, bởi nếu nước chảy vào một trong những lỗ ở mặt ngoài, thì không gì có thể ngăn nước tràn vào những lỗ khác và khiến hòn đá chìm xuống. Tuy nhiên, trên thực tế có một số hòn đá bọt bị ngập nước và chìm, nhưng sau một khoảng thời gian có thể nổi lên trở lại.
Để tìm hiểu cơ chế đằng sau hiện tượng này, các nhà khoa học đã phủ một lớp sáp bên ngoài hòn đá sau khi nhúng chúng qua nước. Sau đó họ chụp X-quang hòn đá để xem sự phân bổ lượng nước và không khí chứa bên trong các lỗ nhỏ.

Câu trả lời nằm ở sức căng bề mặt của nước bên trong hòn đá thông qua cơ chế bẫy không khí. Cụ thể, do chịu sức căng bề mặt của nước, nên lượng không khí bị “giam lỏng” bên trong các lỗ nhỏ của hòn đá bọt và không thể thoát ra. Ở kích thước càng nhỏ, hiệu ứng căng bề mặt càng rõ rệt, tương tự như cách nhện nước di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm hay cách những giọt nước mưa không thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù.
Muỗi là loài động vật ứng dụng sức căng bề mặt để di chuyển trên mặt nước. (Ảnh: Internet)
Tác giả nghiên cứu, Kristen Fauria từ Đại học California-Berkeley (Mỹ) cho biết:
“Quá trình kiểm soát trạng thái nổi này diễn ra ở quy mô của sợi tóc người. Rất nhiều những lỗ trong đá bọt thực sự rất nhỏ, như những sợi rơm mỏng quấn lại với nhau. Vì vậy sức căng bề mặt có tác dụng rất lớn”.
Sau một thời gian lâu, không khí trong các lỗ nhỏ dần dần khuếch tán ra bên ngoài, nước tràn vào trong khiến hòn đá chìm xuống. Nhưng khi nhiệt độ gia tăng, không khí còn lại bên trong giãn nở đẩy nước ra ngoài, và chúng lại nổi lên.
Hiểu được cơ chế nổi của đá bọt là một bước tiến để hiểu được đá bọt được phân chia thành các thành phần nổi và thành phần chìm như thế nào. Đồng thời nó cung cấp một con số ước tính cho “tuổi đời” của các dải đá bọt trên biển.
Những phát hiện này được kỳ vọng giải thích cơ chế các khối đá bọt khổng lồ được hình thành. Một số được tạo ra trong các vụ phun trào núi lửa dưới nước có chiều ngang lên đến 1 mét, trong khi hầu hết các hòn đá khác có kích cỡ ngang bằng quả táo.
nổiẢnh minh họa một tảng đá bọt khổng lồ. (Ảnh: Internet)
Ngự Yên

tảng đá khổng lồ

Krishna Butter Ball là một tảng đá khổng lồ tọa lạc ở Mahabalipuram, một thị trấn tại quận Kancheepuram thuộc bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ.
Tảng đá này có khối lượng ước tính lên đến hơn 250 tấn, với chiều cao khoảng 6 m và chiều ngang khoảng 5 m. Điều kỳ lạ là, nó nằm trên một con dốc nghiêng 45 độ.
Là một địa điểm thu hút khách du lịch, tảng đá khổng lồ này có thể giữ thăng bằng trên một diện tích bề mặt khá nhỏ trên sườn dốc của một ngọn đồi. Nó không hề lăn xuống sườn đồi, hay bị xê dịch khi các nỗ lực di chuyển nó được thực hiện.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Các nỗ lực dịch chuyển bất thành

Một trong những nỗ lực dịch chuyển tảng đá sớm nhất được biết đến là vào giai đoạn trị vì của vua Narasimhavarman, một vị vua của nhà Pallava vào thế kỷ 7 TCN.
Câu chuyện kể rằng, nhà vua muốn dịch chuyển tảng đá thiêng nhằm tránh để nó lọt vào tay những người thợ điêu khắc. Bất chấp ý tốt của ông, hòn đá vẫn không hề nhúc nhích, nên nhà vua đành phải từ bỏ kế hoạch của mình.
A person trying to move the boulder (Flickr/CC BY-NC-SA 2.0) Một người đang cố gắng đẩy tảng đá này. (Ảnh: Flickr)
Một người đang cố gắng đẩy tảng đá này. (Ảnh: Flickr)
Một nỗ lực khác được biết đến nhằm dịch chuyển tảng đá này đã được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908, thị trưởng thành phố Madras (hiện là thành phố Chennai), Arthur Lawley, đã có ý định dịch chuyển tảng đá ra khỏi ngọn đồi. Đó là bởi vì ông sợ rằng nó có thể lăn xuống bất cứ lúc nào, phá hủy thị trấn nằm dưới chân đồi.

Bảy con voi đã được sử dụng trong quá trình này, nhưng tảng đá vẫn không xê dịch dù chỉ một chút.

Krishna’s Butter Ball. (Gsreekantan/CC BY-SA) Tảng đá Krishna’s Butter Ball. (Ảnh: Gsreekantan/CC BY-SA)
Tảng đá Krishna’s Butter Ball. (Ảnh: Gsreekantan/CC BY-SA)
Người ta nói rằng bảy con voi đã được sử dụng trong quá trình này, nhưng tảng đá vẫn không xê dịch dù chỉ một chút. Sự lo lắng của vị thị trưởng đã được chứng minh là không có cơ sở, vì tảng đá Krishna’s Butter Ball không hề nhúc nhích, nói chi đến việc lăn xuống dưới chân đồi. Thị trấn đã được an toàn.

Lịch sử hòn đá Butter Ball

Lúc ban đầu, Krishna’s Butter Ball được người dân địa phương gọi là Vaan Irai Kal. Dịch từ tiếng Tamil sang tiếng Anh, nó có nghĩa là “Hòn đá của vị Thần Trời”. Người ta cho rằng chính các vị Thần đã đặt tảng đá này ở thị trấn Mahabalipuram.
Lúc ban đầu, Krishna’s Butter Ball được người dân địa phương gọi là Vaan Irai Kal, “Hòn đá của vị Thần Trời”.
Mục đích là cho những người dân trong thị trấn thấy được năng lực của các vị Thần.
A Tanjavur doll. (Alamelu Sankaranarayanan/CC BY-SA) Một con búp bê Tanjavur. (Ảnh: Alamelu Sankaranarayanan/CC BY-SA)
Một con búp bê Tanjavur. (Ảnh: Alamelu Sankaranarayanan/CC BY-SA)
Theo một số nguồn tư liệu, “Hòn đá của vị Thần Trời” sau này được gọi là “Krishna’s Butter Ball” (bóng bơ của Krishna) do hành động “đổi tên thương hiệu” hòn đá của một hướng dẫn viên địa phương. Theo truyền thuyết Hindu, thần Krishna, dưới dạng một đứa trẻ, rất thích ăn bơ, và thường sẽ ăn trộm cả nắm bơ từ hũ đựng bơ của mẹ mình.
Vì tảng đá khổng lồ tại Mahabalipuram trông giống với một khúc bơ bị thần thả xuống, nên nó đã được đặt tên là Krishna’s Butter Ball. Cái tên này đã gắn liền với tảng đá kể từ đó.
Vua Rajaraja Chola, trị vì trong khoảng từ cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11 SCN, đã được tảng đá truyền cảm hứng để sáng tạo ra Tanjavur Bommai, một loại đồ chơi lật đật truyền thống làm từ đất nung của Ấn Độ. Những món đồ chơi này vẫn khá phổ biến ngày nay, giống với tảng đá Krishna’s Butter Ball, vốn vẫn tiếp tục thu hút thêm nhiều khách du lịch.
Tảng đá Krishna’s Butter Ball vẫn là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch. (Ảnh: Internet)
Tảng đá Krishna’s Butter Ball vẫn là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch. (Ảnh: Internet)
Tác giả: Wu MingrenAncient Origins.

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.