.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

ĂN TẾT Ở CALIFORNIA.




Thông thường chúng tôi hay bay về Việt Nam ăn tết. Khác với mọi năm, năm nay chúng tôi hẹn anh em ở khắp nơi trên thế giới quay tụ về Orange County để thử ăn cái Tết Mậu Tuất đầu tiên ở vùng nắng ấm quanh năm, đồng thời tham dự tiệc cưới của đứa cháu và buổi họp bạn tất niên Hoàng Diệu, luôn thể làm giỗ 3 năm ngày Mẹ tôi mất.

Lúc này thời tiết mùa đông Montreal rất lạnh ở 12 độ âm C, nha khí tượng báo trước sẽ có nhiều sương mù và tuyết rơi nhẹ. Trời mờ tối đen mịt lúc 5 giờ sáng sớm thứ tư đầu tháng 2 chúng tôi lái xe lên phi trường để lấy chuyến máy bay Air Canada đi Houston khởi hành lúc 9 giờ rồi từ đó sẽ chuyển máy bay về Orange County. Khi đến trình diện ở counter của Air Canada thì họ cho biết là chuyến bay bị hủy bỏ vào giờ chót nên họ buộc phải chuyển chuyến bay chúng tôi sang tuyến đường khác – Chicago O’Hare và khởi hành trước 1 tiếng. Vì là thời tiết mùa đông nên chúng tôi mặc rất đầy đủ. Trên máy bay thành ra quá nóng, chúng tôi cởi bớt ra. Khi xuống phi trường O’Hare chúng tôi sơ xuất nên bị lạnh cảm ngay lập tức vì khí hậu nơi đây không kém gì Montreal chúng tôi.

Trên máy bay nhìn xuống thấy toàn màu tuyết trắng tiêu điều khắp bắc Mỹ, nhưng khi máy bay vào không phận California thì quang cảnh bên dưới chuyển khác hẳn sang đồi núi màu vàng với lưa thưa cây xanh. Máy bay hạ cánh an toàn ở phi trường John Wayne sớm trước 1 giờ, chúng tôi chạy lẹ lấy hành lý vì đây là phi trường nội địa nhỏ nên không bị hải quan khám xét lúc ra cổng. Hai vợ chồng tôi đều bị sưng cỗ nên ăn nói năn khó khăn khi gặp anh em đến đón.

Lúc này thời tiết Santa Ana đầy ngập nắng ấm, cây cối xanh tươi như đang chào đón mùa xuân và tết Việt Nam cũng sắp đến. Hai ngày sau chúng tôi chỉ đi thăm xung quanh khu Phước Lộc Thọ và dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị buổi họp mặt tất niên Hoàng Diệu.






Tối thứ sáu 24 tết là ngày tiền hội ngộ Hoàng Diệu. Đông nhất phải nói là nhóm đồng môn khóa HD 65-72 có bảy người đến nhà em gái tôi ăn uống nhậu nhẹt vui vẻ sau bao nhiêu năm nên có rất nhiều chuyện để tâm sự. Sáng hôm sau thứ bảy mùng 25 tết các anh chị HD mang đầy thức ăn tới, có người đến từ sáng sớm để sửa soạn thức ăn tại chỗ, người khác mang bia rượu hay trái cây, người mang bánh tráng miệng, v.v.... Ngày họp mặt tất niên HD năm nay có hơn 40 thầy cô và các anh chị bạn đồng môn tham dự. Đặc biệt kỳ này anh Long, có biệt hiệu “du đảng Sóc Trăng” cực nhọc khiên cái máy ép nước mía chạy bằng điện đến dự tiệc. Sau khi nước mía được đổ vào ly xong anh ra sau vườn hái vài trái tất phía trộn vào nước mía tạo ra một hương vị rất đặc biệt. Sau 5 giờ ăn uống trò chuyện hàn huyên thoải mái, chụp ảnh kỷ niệm các thầy cô và nhất là người có tuổi ra về vì sức khỏe trong khi đa số các anh chị em đồng môn còn ham vui ở lại ca hát Karaoke với bầu không khí thật vui nhộn. Không sao tả hết được niềm vui của vài anh bạn khóa 65-72 sau 50 năm mới gặp lại, anh Hồng đến từ Paris, Nga đến từ Na Uy, anh Hội từ Vancouver và Bửu từ Philadelphia bay đến Orange County để hội ngộ bạn bè, tai bắt mặt mừng, buồn vui không sao kể siết. Chúng tôi cáo từ ra về sớm nên chỉ nghe vài đồng môn HD ca Karaoke rất hay không khác gì ca sỹ chuyên nghiệp như anh Quan, Thanh Nga và Bé Hai, v.v... Tôi nghĩ mình hơi ganh tị vì các bạn đồng môn này cũng vào hàng 6 như mình mà sao giọng họ vẫn còn y nguyên như thời còn ở trường HD, trong khi giọng tôi đã trở nên khàng khàng như vịt đẹtSau đó là phần dạ vũ bỏ túi với những tiếng hát cũng của các cô bạn rất hay. Các đồng hương dìu nhau ra sàn nhảy để như ân cần chia tay hẹn ngày gặp lại. Sau buổi họp ấy các anh bạn khóa 65-72 còn ham vui hẹn rủ nhau mấy buổi sáng hôm sau đi uống càfé Gypsy ở khu phố Catina trước khi đường ai nấy về và cũng để xem anh Long đốt pháo. Phải nói đây là lần đầu tiên tôi được nghe lại tiếng pháo nổ giòn tay kể từ khi Tết năm 1990 tại Sóc Trăng. Vì đã hẹn trước với gia đình bên bà xã, tôi buộc phải cáo từ vài đồng môn thân rồi rón rén đi ra buổi họp để về nhà cô em vợ ở Aliso Viejo để họp gia đình. Đêm ấy chúng tôi ăn uống vui vẻ ở nhà cô em vợ ở Aliso Viejo và gặp mặt đông đủ anh em phía bà xã. Sau bửa tiệc ông anh bà xã đưa chúng tôi về nhà anh ngủ đêm ở Irvine để ngày hôm sau anh đưa chúng tôi đi dự đám cưới đứa cháu cho tiện đường. Nhà anh nằm ở khu chung cư mới vùng Irvine với cách trang trí thật đẹp, có đường tráng cement trên dĩa hè dành riêng cho người đi bộ, có cả sân tennis và hồ bơi.

Tôi thích nhất là mỗi sáng sớm bầu trời Cali tràn ngập nắng ấm chói chang, cây cối xanh tươi mát mẻ và dần dần thời tiết có thể ấm lên hơn 20 độ C. Nhưng đến chiều khi mặt trời lặn xuống thì nhiệt độ xuống rất nhanh cộng với gió nhè nhẹ nên dân bắc cực như chúng tôi dễ bị cảm lạnh vì thời tiết thay đổi quá đột ngột trong vòng một ngày. Ngày hôm sau chúa nhật mùng 26 tết là đám cưới đứa cháu tổ chức ở Thư Viện Richard Nixon nằm trên đồi Yorba Linda. Trước khi dự đám cưới bắt đầu từ 3 giờ chiều, ông anh bà xã đưa mọi người đến quán Huế Ngự Bình ở Garden Grove dùng cơm trưa. Ôi cha cái waiting line khá dài nên khách hàng phải viết tên lên mảnh giấy nhỏ dán trên cửa chính và đợi khi có bàn trống họ gọi vào. Kể ra dân Việt khá lịch sự tôn trọng người đến trước, kẻ đến sau nên chúng tôi chỉ đợi khoảng 20 phút thì được gọi vào. Bún bò Huế ở đây ngon tuyệt. Về nhà nghỉ ngơi ít lâu sau đó mấy ông anh bà xã đưa mọi người đi Yorba Linda dự đám cưới. Thư Viện tọa lạc trên đồi nên khung cảnh trông thật lảng mạn yên tỉnh đầy trữ tình. Vì địa điểm nằm trên đồi núi nên lúc nào gió cũng hiu hiu và khi mặt trời lặng xuống thì bầu không gian trở nên hơi se lạnh. Những cành liểu trang trí chung quanh Thư Viện phất phơ trong gió nhè nhẹ như đón chào muà xuân đến.

Hôm sau sáng thứ hai mùng 27 tết như đã điện trước anh BS Anh từ Santa Monica đến đón chúng tôi, Bửu, Ân, Hội và anh Hồng đi Laguna beach, Huntington và New Port beach. Trên xe chúng tôi hàn huyên tâm sự liên miên và trao đổi văn hóa Âu Mỹ rất nhiều, chuyện thời cuộc ngày nay hay những chuyện ngắn chuyện dài của những 50 năm trước ở Sóc Trăng. Khi trở về lại Westminster mấy anh bạn vẫn còn luyến tiếc vì chưa đủ thời gian vui vẻ với nhau sau bao nhiêu năm vắng bóng.

Tuần lễ đầu ở Cali mỗi sáng sớm tôi và ông anh ở Paris đi bộ từ nhà đứa em gái ở Westminster đến Phước Lộc Thọ rồi trở về nhà gần 1 giờ, sau đó anh Bình đến rước chúng tôi đi uống càfé và ăn điểm tâm ở Gypsy trong khu Catina hay càfé Lily. Nhà cô em gái ở cách Phước Lộc Thọ khoảng 3 km nên có thể nghe pháo nổ giòn tai ngay từ ngày 28 tết.

Thói quen trở nên lệ mỗi sáng chúng tôi và vài anh bạn đồng môn HD tụ năm tụ bảy ở mấy quán cafe Gypsy/Lily để tán ngẫu. Các anh bạn có người gần 50 năm mới gặp lại, buồn vui còn rất nhiều chuyện để tâm sự cho nhau trước khi chia tay. Nói hoài cũng chả bao giờ hết vì mỗi người còn lo về nhà riêng để còn sửa soạn cho những ngày tết quan trọng sắp tới. Riêng anh Long và anh Bình chuẩn bị khăn gói lên đường về Sài gòn ăn tết trong nay mai còn anh Hội trở về Vancouverđể chuẩn bị ăn tết với gia đình.
Trưa thứ hai mùng 27 anh chị Trịnh K. Long lái xe đến đưa anh em chúng tôi đi ăn cơm trưa chay.

Ngày thứ năm 30 tết các em tôi cúng giao thừa rước ông bà về vì thế tôi buộc phải từ chối lời mời ăn tối của cô bạn đồng môn ở Riverside. Các em tôi vẫn còn giữ ít nhiều phong tục Việt Nam là trang bày các mâm cỗ không thể thiếu khổ qua nhồi thịt, thịt gà hấp muối, thịt heo kho trứng, 2 đòn bánh tét, mấy bát cơm cúng ba mẹ tôi và 3 ly rượu. Có điều là ngày nay gia đình tôi không còn thức cả đêm nấu bánh tét như lúc cha mẹ tôi còn sống. Bánh tét bánh chưng, mứt trái cây bây giờ được bán đầy rẫy trong các siêu thị. Cả ngày tôi đi bộ đã nhiều còn sửa soạn quét dọn nhà cửa nên người khá mệt, tôi chìm trong giấc ngủ trước 12 giờ đêm. Trong giấc ngủ tôi còn nghe vang vảng đâu đây tiếng trống múa lân và tiếng pháo nổ ròn ở khu Phước Lộc Thọ.


Ngày mùng một tết chúng tôi ở nhà để cúng bái và đi thăm các cậu mợ vùng Orange County và dự lễ ở vài ngôi chùa vùng này. Sáng sớm thứ bảy mùng 2 tết chúng tôi hẹn nhau trên đường Bolse/Trần Hưng Đạo để dự cuộc diễn hành Tet Festival trên đường Bolsa/đại lộ Trần Hưng Đạo do nhiều cộng đồng và hội đoàn người Việt ở O.C tổ chức rất linh đình. Người Việt mình ở bốn phương kéo nhau về Cali xem tết Việt Nam hay chợ hoa hai bầy bên đường Bolsa nên đầy nghẹt người ta. Cuộc diễn hành chỉ một đoạn đường ngắn từ Beach blvd đến đường Brookhurst st mà phải mất hơn hai tiếng. Các cô gái ngay cả mấy ông tây bà đầm đều mặc áo dài truyền thống đủ màu chói chang dưới ánh nắng gắt của Cali. Các phái đoàn quân lực VNCH gồm nhiều binh chủng như dù, thủy quân lục chiến, hải quân và không quân, các hội đoàn lần lượt chầm chậm lướt qua trong khi pháo nổ vang trời đâu đó trong các siêu thị khá giả cùng với tiếng lân múa...

Sau cái Tet Festival anh em chúng tôi lên xe tiếp tục đi cúng viếng các chùa Điều Ngư, Bát Nhã, Liên Hoa, Dược Sư Phỗ Đồ Sơn, chùa Thánh Cao đài Tây Ninh,v.v...Người hành hương khắp nơi tụ về California và nơi đâu tôi cũng có cảm tưởng là các cô vận áo dài màu mè mới để khoe ngày tết. Các cụ với áo dài truyền thống dần dần biến mất thêm vào đó giới trẻ cũng vận áo dài màu mè và à la mode hơn. Vào mỗi chùa sau khi cúng dường chúng được phát 1 bao thư lì xì 1$ và một trái quít để lấy lộc may. Chỉ nội vùng OC mà đã có hơn 22 ngôi chùa Việt Nam lớn nhỏ.

Sáng mùng 3 tết cũng là ngày giỗ Mẹ tôi ở chùa Bát Nhã trên đường First street. Trang trí trước cửa chùa là tượng Quan Thế Âm cùng các tượng Phật chung quanh chùa thật lộng lẫy, nhìn rất ngoạn mục. Nghe nói chùa vừa dọn về đường First street/Bolsa nối dài được vài năm nên còn mới mẻ và tươm tất lắm. Trong ba ngày Tết khách hành hương rất đông viếng chùa lễ Phật. Tìm được 1 chỗ trong bải đậu xe là cả một thử thách lớn. Sau hơn một giờ đọc kinh làm lễ cầu siêu cho người khuất bóng là phần đãi tiệc cho quan khách được mời đến dự chung với các gia đình có giỗ bằng một bửa cơm chay thật thịnh soạn và ngon miệng như bánh chưng chay, lẫu chay, xôi gấc với chả, gỏi tôm chay và chè trôi nước tráng miệng, v.v....

Chiều mùng 3 Tết chúng tôi lái xe đến OC Fair & Event center ở Costa Mesa để tham quan Hội chợ Tết do tổng hội sinh viên California tổ chức rất công phu, có nhiều gian hàng triển lãm văn hóa Việt như những gánh hàng bán trái cây, hàng bán bánh mì và xe xích lô cho khách chụp hình, gian hàng đặc sản Sóc Trăng và thức ăn đặc sản thuần túy của các vùng khác ở Việt nam. Sau khi đi bộ vài giờ mỏi chân chúng ghé vào hí viện/arena để xem văn nghệ do đa số do sinh viên và học sinh thực hiện. Giàn nhạc rất to, trong và rỏ làm bầu không khí Tết trở nên hoành tráng và vui nhộn.

Mấy ngày sau Tết chúng tôi đi thăm bà con ở Pomona gần Los Angeles rồi sau đó trực chỉ phố Tàu và phố Việt ở Los Angeles để mua sắm ít đồ dùng rẻ tiền.

Liên tiếp mấy ngày sau, mỗi sáng chúng đi bộ, chơi tennis, đi shopping sắm sửa, hay tìm các quán ăn ngon ở Cali và để đưa người thân ra phi trường lần lượt về quê họ.
Chiều thứ hai mùng 4 tết chúng tôi đứa em gái ra phi trường LAX rồi trực chỉ đến nhà các bạn mới quen lúc đi Nhật năm 2017 ở quận Orange tên Hưng và Lan Anh, anh Dzũng và chị Nguyệt, Hùng và Tâm An, Alfie và chị Diệp.

Mỗi ngày chúng tôi cố gắng thử các món ăn nổi tiếng ở Cali như món ăn Huế Ngự Bình, Bún nước lèo Sóc Trăng, Chạo tôm gỏi cuốn ở Brodard và Brodard Chateau, Brodard Chay, Golden Flowers, Bún măng Hồng Mai, Bún ốc Bình Minh, nhà hàng hải sản New Port Tân cãng, Hủ tiếu Mỹ Tho Phương và Cô Ba, bánh ngọt 95 độ, chè Hiển Khánh, nhà hàng Nhật Gyu Kaku, Cơm tấm Đào Viên giá rẻ và rất ngon, Cơm chay Lục Ký nằm bên hông Phước Lộc Thọ, v.v...

Tuần cuối cứ mỗi sáng ông cậu tôi đến đón tôi bằng xe để đi bộ ở khu vườn Mile Square – Fountain Valley, hít thở không khí trong lành ở O.C. Sau một tiếng đi bộ, tôi và ông cậu đi bộ sang bên kia đường Euclid để ăn điểm tâm ở quán Phở Kim Quy thật tuyệt vời, đúng gu miền bắc.

Thứ tư mùng 6 ông cậu đưa chúng tôi đi Fashion Island, New Port beach. Đây là khu siêu thị lộ thiên thuộc loại sang có rất nhiều gian hàng và một cửa hàng triển lãm xe điện Tesla và Karma. Đường đi vào shopping có bản hiệu Chúc Mừng Năm Mới bằng tiếng Việt chứng tỏ ảnh hưởng người Việt ở đây rất mạnh.

Thứ năm mùng 7 anh BS Anh hẹn chúng tôi ở Rosemead để đưa chúng tôi thăm Rodeo drive ở Hollywood. Đây là con đường chính có nhiều cửa hiệu nổi tiếng trưng quần áo rất đẹp mắt và giá cả cũng thật tuyệt... Nhân viên bán hàng trong tiệm khi nhìn thấy anh em chúng tôi vận quần áo sòm soàn nên họ không màn tiếp nữa. Trong khi ngoài đường thì xe đắt tiền như Roll-Royce, Lamborghini chạy nhan nhãn. Sau đó anh đưa chúng tôi lên lầu 35 của hotel Westin Los Angles uống càfe trong khi cả từng lầu quay chầm chậm 360 độ để khách có thể ngắm toàn diện thành phố Los Angeles về đêm từ trên cao.

Sáng thứ sáu mùng 8 anh bạn đồng môn tên Long hẹn cô Liễu và vị hôn phu cô đi ăn nhà hàng Brodard Chateau trên đường Trask thật ngon miệng, rồi từ đó Long đưa thầy cô về Anaheim để sáng hôm sau thầy cô lấy máy bay về Portland Oregon. Thầy cô hơn chúng tôi khoảng 7 tuổi nhưng trông còn phong độ lắm. Bây giờ ai cũng có tuổi. Sau hơn 50 năm gặp lại tôi không thể nào nhớ nổi khuôn mặt cũng như lối dạy dỗ chúng tôi ở lớp đệ lục năm 1968.

Mấy ngày sau đó lần lượt chúng tôi tiễn các anh em ra phi trường để về quê nhà cho nên mỗi ngày lại vắng thêm một người thân. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn.

Trong hơn hai tuần ở California thật tình tôi không giám lái xe trên xa lộ freeway. Ngày xưa tốc độ cho phép là 60 mph, bây giờ tăng lên 65 mph cho nên bà con lái xe thường từ 75 đến 80 mph làm tôi chóng cả mặt vì không quen vận tốc quá nhanh. Vì thế đi đâu cũng phiền anh em hay bạn bè đến đưa đi hay đón về. Hơi phiền phức.

Ngày cuối trước khi lên đường về lại Canada chúng tôi đi viếng chùa Tsi Lai trên núi Hacienda rất vỹ đại và khung cảch trang trí như còn ngày Tết. Tôi đã viếng vài chùa tại Đài Loan thì chùa Tsi Lai không khác cho lắm về cách tổ chức và kiến trúc rất đặc biệt kiểu Đài Loan.

Sáng sớm chúa nhật mùng 10 tết tôi lấy máy bay United Airline về lại Canada mà lòng còn luyến tiếc vì chưa thực hiện được hết những điều mình mong muốn.

Theo thống kê năm 2015 có khoảng 667 ngàn người Việt cư ngụ ở California, gần phân nửa ở quận Cam. Lần đầu tiên tôi viếng thăm California năm 1982, lúc ấy vùng Orange County còn chia nhiều khu người Mễ và Đại hàn, người Việt ở thưa thớt khắp mọi nơi, vườn cam và vườn dâu đầy dẫy đó đây và chợ Việt nam không sầm uất như ngày nay. 26 năm sau trở lại quận Cam tôi giật mình mới thấy cộng đồng người Việt mình phát triển mạnh mẻ, có đời sống sung túc hơn làm tôi hảnh diện mỗi khi ra đường gặp dân Mỹ, nghĩ là người Việt đã góp phần lớn làm cho quận Cam trở nên rất trù phú. Trên đường Bolsa đầy dẫy văn phòng địa ốc, tư vấn luật sư, bác sỹ, nha sỹ, chợ búa, spa, tiệm nail và nhà hàng, v.v...

Có lần chúng tôi lội bộ từ quán càfé Gypsy trong khu phố Catina ra đại lộ Bolsa thì có 1 chiếc xe ngừng đột ngột chặn chúng tôi trong lúc làn xe cộ vẫn chạy ào ào trên Bolsa và làn xe phải dừng lại ngay giửa đường sau chiếc xe ấy. Một bà lão Việt Nam mở cửa bước xuống xe và tỉnh bơ đi vào chợ xem như tất cả xe cộ lưu thông và mọi người phải dừng lại để ưu tiên nhường cho cụ xuống xe. Một cảnh tượng thật trông thật chướng mắt.

Nhiều lần chúng tôi lái xe vào parking của Costco hay các siêu thị Việt nam, người tiêu thụ đẩy xe cart chất đầy thức ăn cho vào xe họ xong rồi vứt bỏ lại parking một cách mất trật tự.

Nhiều gia đình Việt Nam ở xa trung tâm như Irvine, Mission Viejo, Laguna Beach, Newport và Huntington beach, sống gần khu Mỹ trắng thì họ có đời sống tươm tất, sạch sẽ lịch sự. Trong khi rất nhiều gia đình người Việt khác tập trung ở khu Westminster, Fountain Valley, Santa Ana, Garden Grove, Anaheim có đời sống sô bồ, kém ngăn nấp hơn. Tết năm nay tôi có dịp tiếp cận với cộng đồng người Việt nhiều hơn nhất là vào dịp tết, chứng kiến sự trù phú của khu Orange County. Nói chung ngày nay người Việt ở Cali có đời sống vật chất rất ổn định, con cái đa số thành công mỹ mãn, đời sống khá đầy đủ văn minh hơn hẳn dân Sài gòn. Tuy nhiên nếp sống ấy vẫn còn thua xa dân Tây phương về cách giao tế lịch sự với đồng bào, nhiều gia đình ăn ở còn kém văn minh lắm...

Dù sao đi nữa chúng tôi rất hài lòng thỏa mãn về chuyến thăm California lần này vì luôn nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tình và dễ thương từ các bà con dòng họ và bạn bè ở đây.

Nguyễn Hồng Phúc
Montreal Xuân 2018

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

MỘT THỜI TUỔI NGỌC




MÀU HOA TÍM






Tình nghĩa Vợ, Chồng ... khi kẻ mất, người còn ...đời sống sẽ ra sao ?

http://www.cttthngd.net/sites/default/files/thovantruyen/lonely_man.jpg


Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết.“ Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa có kinh nghiệm chết vợ. Ông ân hận và tự giận mình. Sau khi chết vợ, ông như mất hồn, lãng đãng, trí óc để trên mây. Nhiều lần trên đường về nhà, ông đi lạc, lái xe qua khỏi nhà rồi mà không biết.<!>
 Ngày xưa, ông hay bực mình mỗi khi được bà nhắc nhở đi lối nầy, quẹo góc kia, và bà cũng nổi nóng la nạt ông mỗi khi đi lạc đường. Bây giờ, mong được nghe lời cáu kỉnh gây gổ đó, mà không có được. Ông thở dài và đau nhói trong tim như có vật nhọn đâm vào. Không thể ngờ, vợ ông không còn trên đời nầy nữa. Bây giờ bà nằm ngoài kia, nghĩa địa hoang lạnh âm u. Không còn chầm chập kiểm soát từng hành động của ông để mà phê bình sửa sai.

Mở cửa, bước vào nhà, ông nói lớn như khi bà còn sống: 

“Em ơi! Anh đi làm về.” 

Trước đây, nếu không nghe tiếng trả lời, ông chạy vụt lên lầu tìm vợ. Bây giờ, ông lẳng lặng đến thẳng bàn thờ, thắp ba cây nhang, lạy bốn lạy. Ông thầm nghĩ, người ta chỉ lạy vợ khi vợ đã chết rồi, tại sao không ai lạy vợ khi vợ còn sống? Dù có gây nên tội lỗi tầy đình, cũng không ai lạy vợ bao giờ.

Ông nhìn tấm hình màu, ảnh bán thân của bà, có nụ cười thật tươi, hai vành môi uốn cong, đôi mắt sáng tinh anh, có ánh tinh nghịch. Ông thấy bà còn đẹp lắm, nét đẹp dịu dàng. Thế mà bao nhiêu năm nay, ông không hề biết, và chưa một lần nhìn ngắm kỹ cái nhan sắc của vợ. Sống lâu ngày bên nhau, thấy nhau, nhưng quên nhìn ngắm, chỉ thấy hình thể tổng quát của nhau. Cũng như nhiều ông có vợ thiếu nhan sắc, cũng không bao giờ biết vợ họ xấu. Những ông lấy được vợ đẹp, lâu ngày, cũng chẳng còn biết vợ mình là đẹp. Nhiều bà đi xâm môi, xâm lông mày xong, về nhà, ông chồng cũng không hề biết có sự thay đổi trên mặt vợ.

Ông Tư gieo mình nằm vật ra tấm ghế bành, hai tay ôm mặt khóc rưng rức như đứa bé đi về vắng mẹ. Tiếng khóc buồn bã vang dội trong căn phòng vắng. Ông ước sao chuyện thật hôm nay là một giấc mộng dữ, để khi ông thức dậy, thấy còn có bà bên cạnh. Có thể ông sẽ bị vợ cằn nhằn trách móc một điều gì đó như thường ngày, nhưng thà còn có những phiền hà của vợ, còn hơn là nằm đây một mình.

Ông đã khóc như thế cả tháng mấy nay, mỗi lần đi làm về. Bước vào căn nhà vắng vẻ lạnh lẽo, không còn bóng dáng người vợ thương yêu, làm trái tim ông se sắt, tâm trí ông trống rỗng mịt mờ. Nỗi đau cũng tan dần theo giòng nước mắt, rồi ông thiếp đi trong một giấc ngủ buồn, ngắn. Khi thức dậy, ông nhìn quanh, đâu đâu cũng có bóng dáng, có kỷ niệm với bà. Tất cả đều còn đó. Vật dụng, đồ đạc của bà trước khi chết, vẫn còn để y chỗ cũ, giữ nguyên trạng. Ông không muốn thay đổi chuyển dịch gì cả. Trên bàn trang điểm, vẫn còn chiếc lược nằm nghiêng nghiêng, thỏi son dựng đứng, hộp phấn, những chai thuốc bôi tay cho mịn da, tất cả đều không xê dịch, không sắp xếp lại. Ông tưởng như hương tay của bà còn phảng phất trên từng món vật dụng.

Mỗi bữa ăn, không còn ai thúc hối, hò hét dục ông ngồi vào bàn ngay, sợ cơm canh nguội lạnh. Bây giờ, ông tha hồ lần lửa, không tha thiết đến bữa cơm. Có khi chín mười giờ mới bắt dầu ăn, qua loa cho xong, miệng nhạt phèo. Thường ông để thêm chén dĩa đũa muỗng đầy đủ cho bà. Rồi thì thầm mời vợ ăn, tưởng như bà còn sống, ngồi đối diện và cùng chia vui hạnh phúc trong từng giây phút của thời gian. Ông có ảo tưởng như bà còn ngồi đối diện, đang lắng nghe ông nói. Hôm nay bà làm biếng phê bình, không mắng trách khi ông làm rơi cơm canh ra bàn. Với cách đó, ông tự dối lòng, để có thể nuốt trôi những thức ăn, mà vì buồn chán, ông không còn cảm được hương vị ngon ngọt.

Nhiều khi thức giấc nửa đêm, vòng tay qua ôm vợ, ôm vào khoảng trống, ông giật mình thảng thốt, chợt hỏi thầm, bà đi đâu rồi? Khi chợt nhớ bà không còn nữa, nước mắt của ông chảy ra ướt cả gối. Có khi úp mặt khóc rưng rức, khóc cho đã, cho trái tim mủn ra, và thân thể rã rời. Chiếc giường trở thành trống trải, rộng thênh thang. Ông vẫn nằm phía riêng, bên kia còn để trống, dành cho bà. Ông ôm hôn cái gối, mùi hương của bà còn phảng phất gợi bao kỷ niệm của tháng ngày hạnh phúc bên nhau. Khi không ngủ được, ông bật đèn nằm đọc sách, bây giờ ông không sợ ai cằn nhằn, ngăn cấm đọc sách giữa đêm khuya. Trước đây, nhiều khi ông tha thiết thèm đọc vài trang sách trước khi đi ngủ, mà vợ cứ cằn nhằn mãi, làm ông mất đi cái thú vui nầy. Bây giờ ông nhận ra vì thương chồng, sợ ngày hôm sau ông buồn ngủ, mệt, nên bà ngăn cản, bảo là chói mắt không ngủ được.

Ông tiếc, vợ chồng đã hay cãi vã những chuyện không đâu, chẳng liên quan gì đến ai, mà làm mất đi cái vui, cái hòa hợp của gia đình. Có khi chỉ vì tranh luận chuyện con khỉ bên Phi Châu, mà đi đến to tiếng, giận hờn, khóc lóc, làm vợ chồng buồn giận nhau, dại dột như hai đứa trẻ con ngu dại.

Tại sao phải gắt gỏng, đâu có được gì, mà làm nhau buồn. Bây giờ muốn nói lời ân hận, thì làm sao cho bà nghe được. Ông tự xét, ông là một con người tệ mạt, thiếu hiểu biết. Khi có hạnh phúc trong tay thì không biết trân trọng, để đến khi mất đi, mới ân hận, mà không còn kịp nữa.

Nếu được làm lại, ông sẽ đối xử với bà tử tế hơn, nói nhiều những lời êm ái dịu dàng. Sẽ không nổi giận khi bà làm chuyện ngang phè, sẽ nhường nhịn bà nhiều hơn, và sẽ phớt tỉnh mỗi khi bị bà chê bai, mai miả. Nhất là bày tỏ cái lòng ông, nói ông yêu thương bà, yêu thương lắm lắm. Đâu có gì ngăn trở, mà những ngày bà còn sống, ông không nói được những điều đó. Ông chợt nhớ có ngưòi viết rằng, vợ chồng phải đối xử như ngày mai thức dậy sẽ không còn nhau. Vì chẳng ai được sống mãi, và cũng không biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong giờ sắp tới, cho ngày hôm sau. Cuộc đời con người vốn bấp bênh trong định mệnh.

Lấy kinh nghiệm đó, nhiều lần nói với những người bạn mà vợ chồng còn được sống bên nhau, cho họ biết rằng, họ đang có hạnh phúc quý báu, họ nên trân trọng giữ gìn, kẻo mai đây, khi chỉ còn chiếc bóng, thì tiếc thương cũng đã muộn màng. Đa số có lắng nghe, và tin lời ông là đúng, nhưng họ quên phứt ngay sau đó, và không thực hành điều hiểu biết.

Mẹ ông mất trước vợ sáu tháng. Ông cũng buồn, thương. Nghĩ rằng mẹ già thì chết là chuyện thường tình. Nhưng khi mất vợ, ông cảm thấy đau đớn và buồn khổ vô cùng tận. Buồn hơn mất mẹ mười lần. Ông tự cảm thấy xấu hổ, vì mất mẹ mà lại không đau buồn bằng vợ chết! Có phải ông đã thương vợ hơn thương mẹ chăng? Có phải ông là đứa con bất hiếu? Ông cũng không biết, và không so sánh được hai cái đau vì mất mát. Nhưng rõ ràng, ông đã ngã gục khi chết vợ

Có khi quẩn trí, ông muốn chết theo bà. Sao cuộc sống vô vị quá chừng. Rồi mai mốt cũng già, bệnh, đâu có thoát được cái chết. Chết bây giờ, nếu còn linh hồn, thì còn gặp lại vợ ngay. Nhưng ông sực nhớ nhiều lần bà nói không muốn gặp ông lại trong kiếp sau. Bà đâu có thù ghét ông mà nói câu đó nhỉ. Nói chi cho ông đau lòng lúc nghe, và còn đau cả đến tận bây giờ. Ông nghe nói, có một loài chim, khi một con chết đi, thì con kia ngày đêm kêu thương, bỏ ăn bỏ ngủ, than gào cho đến chết. Chim còn chung tình đến thế, mà ông thì còn sống, còn ăn, còn ngủ, còn đi làm, còn giữ tiền bạc. Chẳng bằng được loài chim sao?

Trong căn nhà nầy, đâu đâu cũng có dấu vết của bà. Mở tủ đựng ly chén ra, ông đứng nhìn xem, bên trong sắp đặt thứ tự, gọn gàng. Có những thứ mà bây giờ ông mới thấy, và không biết công dụng nó làm gì, khi nào thì dùng đến. Bà đã mua sắm, sắp đặt cẩn thận. Ông cầm một cái ly, biết vật nầy đã có bàn tay vợ đụng đến, ông ghé môi hôn, tưởng đang hôn bàn tay bà. Ba bộ ấm pha trà xinh xắn, bà mang về trong dịp đi du lịch bên Nhật, để cho ông thù tiếp bạn bè. Bà thương ông đến như vậy đó.

Hơn cả chục chai rượu nho, rượu mạnh trong tủ kiếng, cũng do một tay bà mua. Bà không biết uống, nhưng hễ nghe ai khen rượu ngon, rượu quý, thì bà cũng cố mang về cho chồng một vài chai. Ông thường dặn nếu không biết uống rượu thì đừng mua, vì khẩu vị của mỗi người khác nhau. Cũng như mình khen mắm nêm thơm ngon, nhưng cho Tây ăn, thì họ bịt mũi mà oẹ ra. Bây giờ đứng đây, đưa tay sờ vào những chai rượu màu nâu sẫm, lòng ông đầy ân hận, đáng ra lúc đó, ông phải nói những lời tử tế ngọt ngào cám ơn, và bày tỏ cái hân hoan với tình thương chăm sóc của vợ. Những khi đó, ông đã nói những lời chân thật như đất ruộng, làm phụ tấm lòng yêu thương của bà. Ông định nhấp vài hớp rượu để tưởng nhớ đến ơn vợ, nhưng rồi đặt chai xuống, và thì thầm hai câu thơ của Vũ Hoàng Chương: 

“Em ơi! lửa tắt bình khô rượu. 
Đời vắng em rồi say với ai?” 

Mắt ông cay cay, tim đập sai nhịp.

Tủ áo quần của bà còn nguyên vẹn đó. Những chiếc áo giản dị, màu sắc khiêm tốn. Bà phải chờ cho đến khi bán hạ giá thấp nhất mới dám mua. Bà cần kiệm, không dám hoang phí. Đi đám cưới, tiệc tùng, bà không cần phải thay đổi áo mới, kiểu nầy, kiểu kia. Bà nói:

“Ngay cả ông chồng, còn chưa nhớ được kỳ trước mình mặc áo nào, màu gì, huống chi thiên hạ. Họ đâu có dư thì giờ mà vớ vẩn nhớ đến cách phục sức của cả trăm người trong bữa tiệc. Mà dù cho họ có nhớ đi nữa, cũng không sao, đâu có gì quan trọng. Chắc cũng chẳng ai chê mình không có áo quần mới khi tham dự tiệc tùng.” 

Cái đơn sơ giản dị chân thành của bà làm ông thương và mến phục.

Áo quần của ông, cũng do bà tìm tòi mua giúp. Khi thấy cái áo quần tốt, màu sắc trang nhã, giá cả tương đối được, bà hối hả kêu ông chạy gấp đến tiệm thử liền. Ngay cả áo quần lót, vớ, cà-vạt, cũng do bà mua cho ông. Bà đem áo quần đã cũ sờn vất đi, thay vào các thứ mới. Ông cứ tự nhiên dùng, chưa bao giờ biết kích thước đúng của chính ông. Đã có bà lo hết. Bây giờ không còn bà, ông mới thấy rõ ràng hơn những gì đã nhận được xưa nay mà vô tình không nghĩ đến. Cầm chiếc quần được lên lai trong tay, nhìn đường kim mũi chỉ cẩn thận, ông thấy rõ tình thương của bà gói ghém trong đó. Áo quần mùa đông, mùa hè của ông cũng được bà sắp xếp riêng từng ngăn cẩn thận. Bà đã cho giặt sạch, kỹ lưỡng trước khi được treo xếp vào ngăn tủ áo quần, để dành mặc vào mùa sau. Từ khi có bà trong đời, ông mất dần đi khả năng tự lo, tự lập mà ông vô tình không biết.

Ông nhớ những khi tham dự tiệc tùng, trong lúc ăn uống, khi có chút rau, thịt mắc vào kẽ răng, không dùng lưỡi cạy ra được, bà nhìn ông, biết ngay. Bà len lén mở ví, kín đáo chuyền tay cho ông một cây tăm bọc trong giấy. Ông xem đó như chuyện tự nhiên. Cũng có khi ông quay qua bà hỏi khéo: 

“Em còn cây tăm nào không?” 

Bà mở ví, đưa cho ông ngay. Trong lúc ăn, có món ngon vừa ý, bà thì thầm nhắc ông. Hoặc khi lấy thức ăn, bà chọn cho ông miếng ngon nhất. Những lúc đó, ông hơi ngượng, liếc mắt nhìn quanh bàn. Phần ông, thì cứ dặp đại, chưa bao giờ phân biệt miếng ngon, miếng dở. Gắp được cục xương không dính chút thịt cũng cứ vui. Trong bữa ăn, khi thấy ly nước của ông cạn, bà châm, thêm, ông hoàn toàn không quan tâm đến.

Bà biết rõ ông ưa thích món ăn gì, để mỗi ngày nấu nướng. Khi nghe ông khen món nào đó, thì hôm sau, bà nấu ngay cho ông ăn. Ông chỉ lờ mờ nhận ra hảo ý của bà, nhưng không biết nói một câu nịnh cho vui lòng vợ.

Nhiều lần ông bà rủ nhau đi du lịch xa, ông có nhiệm vụ lên mạng mua vé máy bay, đặt khách thuê sạn. Thế là xong. Phần bà lo cho tất cả các mục còn lại. Từ áo quần thường, áo lạnh, áo ngủ, đồ lót, vớ, giày phụ, dép, bàn chải răng, kem, kiếng phụ, tăm, thuốc cấp cứu, thuốc dùng ngừa bệnh, điện thoại di động, giây cắm điện thoại, máy hình, máy điện toán xách tay và các thứ phụ tùng cần thiết. Danh sách của bà đủ bốn mươi tám món. Bà cũng không quên mang theo một ít thức ăn khô, phòng khi lỡ đường. Nhiều khi thấy va-li căng kè, nặng nề, ông gào to: 

“Đi chơi chứ đâu phải là dọn nhà? Sao không mang theo cả cái tủ lạnh cho tiện.”

Một lần đi Âu Châu, cuộc đình công kéo dài, điện tắt và trời bão tố. Ông bà bình tâm nằm trong khách sạn, không chút nao núng, vì đã có sẵn một ít thức ăn khô mang theo. Thường trước khi đi, bà đọc kỹ và kiểm soát lại chuyến bay, lộ trình, các hãng đưa đón, khách sạn, ngày giờ của các ‘tua’ du lịch. Bà bắt ông xuất trình giấy thông hành, căn cước, thẻ tín dụng, tiền bạc, kiểm soát lại từng chút một, để khỏi quên bất cứ vật gì. Ông cảm thấy khó chịu vì bị vợ xem như đứa trẻ con. Nhưng khi vợ mất rồi, ông đi xa mà để quên đủ thứ, nghĩ lại càng thương bà hơn.

Ông thường ham mê xem các trận đấu thể thao. Nhiều lần ông đang đi chơi với bạn, bà sợ ông bỏ mất trận đấu, kêu điện thoại nhắc nhở: 

“Anh nhớ chiều nay 5 giờ có trận chung kết bóng rổ đó nghe!”

Ông cám ơn bà, và thu xếp về cho kịp giờ khai đấu.

Từ khi có gia đình, ông phụ thuộc quá nhiều vào vợ. Không có bà, ông như rơi xuống một vực sâu, tối tăm mù mịt, ngày tháng tẻ nhạt. Không gian và thời gian dường như thành trống rỗng.

Mỗi chiều tan sở, ông bâng khuâng không biết đi đâu,về đâu cho đỡ thấy quạnh hiu. Khi vợ còn sống, phải lo về ngay, không dám ngồi quán cà phê lai rai, về nhà vợ hạch hỏi không dám trả lời thật. Có khi ông điện thoại cho bạn, hỏi chiều nay ông đến chơi được không, và xin được ăn cơm tối. Bạn biết ông đang buồn, đơn lẻ, nên thường niềm nở chấp nhận. Nhiều lần, ông mua một vài món ăn ở tiệm, đem đến nhà bạn góp vào mâm cơm chiều và sau bữa ăn, uống trà, cà phê. Ngồi trong ghế bành, đôi khi không nói gì, cầm tờ báo lật qua lật lại, thế mà thấy bớt cô đơn trong lòng yên ổn. Rồi cũng phải về cho gia chủ đi ngủ. Ông ra xe, nỗi buồn lại dấy lên thấm thiá. Trời đất như rộng thênh thang. Đường về nhà hiu quạnh. Nghĩ đến căn nhà trống vắng, lòng ông rưng rưng.

Mỗi khi mở tủ lạnh tìm thức ăn, thấy trống không, chẳng có thứ gì ăn được. Vài ba cây trái đã đen thui rồi ... rữa thối. Mấy bó rau đã đổi màu đen, khô quéo. Chai nước lọc cũng cạn. Không còn gì. Trong nhà không có bàn tay đàn bà, thì xem như chẳng còn có cái gì cả. Ông thầm thán phục những người bạn độc thân. Không biết làm sao họ có thể sống sót đến tuổi già, mà vẫn vui vẻ, yêu đời, nói cười. Họ đã làm gì cho tiêu tán quãng thời gian trống rỗng sau giờ tan sở nhỉ? 

Như một thói quen, những chiều tan sở, ông chạy thẳng ra nghĩa địa, thơ thẩn bên mộ bà. Trong nghĩa địa hoang vắng nầy, ông thấy bớt cô đơn hơn là về nhà một mình. Cắm vài bông hoa, thắp nén hương. Rồi ngồi trò chuyện, như khi bà còn sống. Nói đủ thứ chuyện, nói nhiều hơn cả khi ông bà còn bên nhau. Ông độc thọai, và ông cứ tin ở dưới lòng đất, bà đang lắng nghe ông tâm sự. Khi có người lạ đi đến gần, ông hơi xấu hổ, nói nhỏ lại, chỉ thì thầm thôi. Ông sợ thiên hạ lần tưởng ông đau bệnh thần kinh. Rồi ông hát cho bà nghe. Hát những bài kỷ niệm, mà ngày trước, ông bà cùng song ca trong những buổi “Karaoke” tổ chức tại nhà bạn bè. Tai ông, vẫn còn văng vẳng giọng bà thánh thót hoà lẫn với tiếng hát trầm ấm trên môi ông. Ông hát từ bài nầy qua bài khác đến khô ran cả cổ. Nhiều khi ông nằm dài trên cỏ, bên tấm bia mộ ngang bằng, nhìn lên trời cao mênh mông và tưởng tượng có bà đang thân thiết nằm bên cạnh. Nghe được cả hơi thở của bà. Hơi thở có mùi hương quen thuộc của ngày nào. Ông thèm nghe vài lời cằn nhằn trách móc của bà..

Khi bóng đêm bắt đầu phủ xuống trên nghĩa địa, ông mới uể oải đứng dậy ra về. Ông nấn ná không muốn rời khu mộ, nhưng vốn yếu bóng viá và sợ ma, không dám ở lại khi đêm đen bao trùm khu nghĩa địa hoang vắng. Ông thì thầm:

“Ngày mai anh sẽ đến thăm em.” 

Có những ngày chủ nhật, ông cứ mãi thơ thẩn quanh khu mộ. Ông nhận ra rằng, bây giờ ông yêu thương yêu vợ hơn nhiều lần khi bà còn sống. Tình cảm ông tha thiết, nồng nàn hơn xưa rất nhiều.

Mùa đông mưa dầm dề, gió thốc từng cơn trên nghĩa địa trống trải, ông trùm áo mưa, ngồi co ro run rẩy trong buốt giá bên mộ bà. Ngày nghỉ ông ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Tâm trí miên man mơ hồ vô định..

Chỉ mới một năm thôi, ông hốc hác, gầy rộc, vì mãi miết đắm chìm trong thương nhớ, khổ đau. Nhiều người khuyên ông nên đi bác sĩ tâm lý để điều trị, để tránh sa vào tình trạng suy sụp trầm trọng.

Ông nghĩ, bác sĩ cũng không giúp gì được khi trong lòng ông thương nhớ bà. Bác sĩ không thể làm bà sống lại, không thể làm phép lạ cho ông quên buồn.

Một buổi sáng khi nắng vàng rực rỡ nhảy múa trên khu nghĩa địa, gió mát mơn man cỏ cây, tiếng chim kêu văng vẳng. Ông Tư rầu rĩ mang bó hoa hồng đến đặt lên mộ bà, định than vãn vài câu cho bớt nỗi buồn thương không dứt được trong lòng. Ông ngạc nhiên thấy một tờ giấy cuộn tròn trong bình đựng hoa. Ông giật mình, ô kià, lạ chưa, có nét chữ của bà. Ông mở tờ giấy ra đọc. Một bài thơ của ai chép tay chữ viết giống hệt nét chữ bà. Những chữ h, chữ g và cả cách đánh dấu hỏi ngã. Ông run run đọc:

“Đừng đứng khóc lóc bên mồ em. Bởi em đâu còn dưới đó nữa. Em đang là ngàn gió bay cao trên đồng nội, là ánh dương quang lóng lánh giữa biển trời. Em đang tắm trong mưa thu mát dượi. Em đang trên cao, ngàn sao của giải ngân hà. Và một sáng mai kia, tiếng chim đánh thức anh. Thì hãy biết đó là tiếng em kêu anh. Thôi đừng khóc bên mồ em, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau…”

Ông đọc đi đọc lại đến ba lần, và chợt nhớ ra đây là lời bản nhạc phổ từ bài thơ của bà Mary Elizabeth Frye viết trong cơn xúc động trên một mẫu giấy vụn. Trước đó bà Frye nẩy chưa hề bao giờ làm thơ. Bài thơ nầy về sau rất nổi tiếng, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, được phỏng dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Ông đã từng nghe trong các đám tang người Mỹ. Nhưng khi đó, ông chẳng hề để ý. Bây giờ được đọc lại, ông thấm thiá và ngộ ra: Đúng. Bây giờ bà đâu còn nằm dưới đó nữa. Bà đang ở trên miền cực lạc. Bà đang sung sướng trong một thế giới khác, không có khó khăn, vất vả, không giận hờn ganh ghét, không có chiến tranh giành giựt, và không phải “Đổ mồ hôi trán mới có được miếng cơm vào mồm.” 

Thế thì, tại sao lâu nay ông phải âu sầu thương tiếc khóc lóc. Ông đã tự làm khổ ông, tự đọa đày trong vũng đau thương. Nếu bên kia thế giới mà bà biết được ông khổ sở rầu rĩ như thế nầy thì bà vui hay buồn? Ông tự hỏi, ông đau đớn vì thương bà hay tự thương mình? Bà đang hưởng lạc phúc, thì ông phải mừng, chứ sao lại sầu khổ? Nếu ông tự thương mình, thì phải chống tay đứng dậy, làm cho ngày tháng còn lại nầy được vui vẻ, hạnh phúc và lành mạnh hơn là chìm đắm trong tối tăm mịt mù. Ông đến trước bia mộ và thì thầm: 

“Đúng, em đâu còn nằm dưới lòng đất nầy nữa. Thân xác là cát bụi phải về với cát bụi. Không còn là em nữa. Em đã bay cao với gió trên mây vàng long lanh, đang rong chơi nơi thiên đường cực lạc. Anh phải biết mừng cho em. Phần anh, phải đi nốt tháng ngày còn lại trên hành tinh nầy với những bước chân vững vàng, vui vẻ và hạnh phúc cho riêng mình. Đó là bổn phận cấp thiết đối với bản thân.” 

Ông lái xe ra về, lòng nhẹ thênh thang. Con đường có nắng vàng reo vui, cây cỏ xanh ngắt yêu đời. Tiếng nhạc vui rộn rã vang vang trong xe, ông đã tìm được ý nghiã cho tháng ngày vắng bóng vợ. Ông tin rằng, nếu chết là chưa hết, chưa vĩnh viễn tan biến, thì ông sẽ gặp lại bà trong tương lai, ở một nơi an bình hạnh phúc hơn ở cõi trần thế nầy. Nhưng nếu chết là hết, là xong, thì cũng khỏe. Bà đã khoẻ, và mai đây ông cũng sẽ theo bước bà tan vào hư không.

Về nhà, ông ngồi vào bàn, lập một chương trình sinh hoạt mới cho ngày tháng còn lại. Trước đây ông không dám về hưu vì sợ cô đơn, sợ không có việc chi làm bận rộn rồi sinh ra quẩn trí mà phát bệnh. Nhưng bây giờ, ông đã có một chương trình năng động, phủ kín thời gian trong tuần, còn sợ không đủ thì giờ để thực hiện. Nhưng không sao, với ông thì thi hành được chừng năm mươi phần trăm cũng đã là thành công rồi.

Mỗi sáng ông dậy sớm, đi đến phòng tập thể dục, chạy bộ trên dây?, cử tạ, bơi lội, tập yoga, tắm nước nóng. Sau đó họp bạn già uống cà phê, bàn chuyện trời đất thời thế. Về nhà đọc vi thư bạn bè, giải quyết các công việc lặt vặt. Rồi ngủ ngay một giấc ngắn. Tự nấu nướng lấy, mặc dù có thể đi ăn tiệm, hoặc mua thức ăn về. Ông học cách nấu ăn trong liên mạng vi tính. Đọc bốn năm bài dạy khác nhau, rồi chọn lựa, kết hợp, tìm ra cách nấu hợp với khẩu vị mà ông nghĩ là ngon nhất. Từ đó, ông ghiền xem truyền hình dạy nấu ăn, Ông nấu được những món ngon tiếp đãi bạn bè.

Có một bà góa ỡm ờ đề nghị:

“Anh nấu ăn ngon thế nầy, mà ăn một mình cũng buồn và uổng quá. Hay là nấu cơm tháng cho em đi, mỗi ngày tới bữa em đến ăn. Hôm nào anh bận, thì báo trước, em sẽ đi ăn tiệm.”

Ông cười lịch sự đáp:

“Cám ơn chị quá khen và đề nghị. Xin cho tôi suy nghĩ lại, xem có đủ sức phục vụ chị không, rồi sẽ trả lời sau.”

Ông bóng bẩy nhấn vào hai chữ ‘phục vụ” làm bà kia đỏ mặt e thẹn. Ông không thể tưởng tượng nổi có người nào đó thay thế được vợ ông. Mỗi khi nói chuyện thân thiết với bà nào đó, mà trong lòng ông có dấy lên một chút cảm tình, thì ông thấy như mang tội với người vợ đã khuất, ông đã thiếu chung thủy. Cứ áy náy mãi.

Ông tham gia các chương trình du lịch xa, đi chơi trên du thuyền. Ông gặp nhiều bạn bè, đàn ông, đàn bà, cùng vui chơi. Tham dự các trò đùa tập thể trên du thuyền. Nhiều bà góa thấy ông cô đơn, nhắm muốn tung lưới bắt mạng, nhưng ông cũng đủ khôn ngoan để né tránh.. Ông nói với bạn bè rằng, mình già rồi, khôn có lõi, không còn ngu ngơ dại dột như thời trai trẻ, để nhắm mắt chui đầu vào tròng.

Đôi khi ông cũng muốn có bạn gái, có chút chất “mái”, dù không làm gì được, nhưng mơ hồ thấy có sự thăng bằng nào đó trong tâm trí.

Ông đã cùng bạn bè tham gia các chuyến du lịch xa, Âu Châu, Ấn Độ, Phi Châu. Bây giờ còn đủ sức để đi, có điều kiện tài chánh thong thả, tham gia kẻo mai mốt khi yếu bệnh, khỏi luyến tiếc. Đi theo đoàn đông đảo bạn bè, thì giờ rất sát, eo hẹp, làm ông không kịp nghĩ, kịp buồn.

Trên du thuyền, gia đình người bạn giới thiệu bà Huyền cho ông, bà đẹp, duyên dáng, hơi trầm tư, đôi mắt mở to như khi nào cũng ngạc nhiên ngơ ngác, cánh mũi thon, môi hình trái tim chúm chím. Bà Huyền xa chồng đã hơn ba năm. Lòng ông Tư mơ hồ dấy lên chút cảm tình vì bà đẹp, hiền thục, ít nói. Mấy lần hai người ngồi gần nhau trong bữa ăn. Bà Huyền hé lộ một chút tâm sự riêng tư cho ông nghe, rằng bà may mắn chạy thoát đến Mỹ vào năm 1975, bà lặn lội thân cò nuôi chồng theo đuổi đại học trong bao nhiêu năm. Nhờ may mắn trong thương trường, tiền bạc có thời vô như nước. Gia đình vui vầy tràn đầy hạnh phúc. Rồi tai họa đổ xuống, chồng bà say mê một cô nhỏ tuổi hơn con gái ông, cô nầy làm công cho cơ sở thương mãi của gia đình. Ông chồng li dị bà để vui duyên mới. Bà nói rằng, chẳng trách gì ông, một phần cũng lỗi tại bà không phòng xa, để cho ông chồng và cô gái có dịp tiếp xúc thường xuyên. Lửa gần rơm thì phải cháy. Chia đôi gia tài, bà cho ông cơ sở kinh doanh, bà không cần làm nữa, tài sản có thể sống đến khi già chết.

Ông Tư cũng cảm mến bà Huyền vì cái giọng nói dịu dàng ngọt ngào, trái tim nhân áí, và tâm từ bi của bà cùng tấm lòng cao thượng. Khi nhắc đến ông chồng cũ phản bội mà không thù hận, không gay gắt giận hờn.

Bà Huyền biết kiên nhẫn lắng nghe, tôn trọng ý của người khác, dù có khi bất đồng quan điểm. Ông Tư cảm thương cho một người đàn bà biết điều như thế mà gặp phải hoàn cảnh không may. Cái tình cảm trong lòng ông đâm mầm nhú mộng êm ái. Đôi khi ông cũng giật mình, sợ trái tim ông yếu đuối, đổi cái quan hệ bạn bè với bà Huyền thành tình yêu. Ông không muốn mang mặc cảm phản bội bà vợ bên kia thế giới. Nhưng cũng là chuyện lửa gần rơm, mối giao hảo thân thiết của ông với bà Huyền càng ngày càng khắng khít. Đã có vài lần ông toan tính thổ lộ cho bà Huyền mối tình cảm chân thành của ông, nhưng rồi vốn nhát, nên lại thôi. Ông tự cười, đã chừng nầy tuổi, trên đầu tóc trắng nhiều hơn tóc đen, mà vẫn còn nhút nhát như thời mười sáu tuổi. Cuối cùng, chính bà Huyền đã mở đường dẫn ông vào cuộc tình già.

Khi ông đi gần đến quyết định mời bà Huyền về sống chung, thì bạn bè can gián, cho ông biết bà Huyền là một trong ba người đàn bà nổi danh đanh đá độc ác nhất của thành phố nầy. Ai cũng biết, mà chỉ riêng ông Tư không biết mà thôi. Ông không tin một vài người, nhưng phải tin khi nghe nhiều người khác nói. Ông quyết tâm tìm hiểu, và vô tình gặp ông Duẫn là người chồng cũ của bà Huyền trong một buổi họp mặt.. Ông lân la đến làm quen. Thấy ông Duẫn hiền khô, không rượu, không trà, không cả cà phê thuốc lá, và nói năng lịch sự dịu dàng. Bạn bè lâu năm của ông Duẫn cũng xác nhận anh nầy là một ‘ông Phật đất’. Hoàn toàn không hề có chuyện gian díu với một người đàn bà nào. Bà Huyền cũng không nuôi ông Duẫn một ngày trong đời như bà nói, bà đã đặt chuyện, cứ nói mãi, nên tin là có thật.

Ông Tư mạnh dạn hỏi thẳng Duẫn: 

“Anh nghĩ sao, nếu tôi cưới bà Huyền, vợ cũ của anh?”

Ông Duẫn gãi đầu, và nói ngập ngừng: 

“Ô… ô, không nghĩ sao cả. Đó là chuyện riêng của bà ấy với anh. Tôi không can dự gì. Chúng tôi đã li hôn lâu rồi. Tại sao anh hỏi tôi câu đó?”

Ông Tư hạ giọng: 

“Không phải tôi xin phép anh, mà tôi muốn hỏi ý kiến của anh về bà ấy. Nhận xét của riêng tôi, thì bà Huyền là một người đoan trang, trinh thục, hiểu biết, có trái tim nhân ái. Nhưng theo nhiều người khác thì đó là một trong ba bà ác độc nhất của thành phố nầy. Có thật vậy không?”

Ông chồng cũ của bà Huyền ngững mặt lên trời mà cười ha hả: 

“Khoan khoan, đừng nói thế mà tội cho người ta. Phần tôi, nếu không nói tốt cho bà ấy được, thì cũng không có quyền nói xấu. Tôi không dám có ý kiến gì cả. Có thể bà ấy không hợp với tôi, nhưng lại hợp với người khác. Có thể tại tôi bất tài, không tạo được hạnh phúc cho gia đình. Biết đâu, bà ấy với anh đồng điệu, hai người có thể tạo nên thiên đàng dưới trần thế nầy.”

Ông Tư ngại ngần và chùn chân, âm thầm lảng xa dần bà Huyền. Bà nầy biết được ý định, mắng ông Tư một trận nên thân, chưởi ông hèn nhát, bần tiện, keo kiết, không đáng xách dép cho bà. Ông Tư nghe xỉ vả chưởi mắng mà mừng húm. May mà chưa có cam kết gì với bà Huyền. Từ đó, ông đâm ra có thành kiến với bất cứ người đàn bà nào muốn tiếp cận với ông.

Ông Tư đã hết suy sụp tinh thần, tự tổ chức cho ông một đời sống có ý nghĩa, có nhiều niềm vui nhỏ nhặt trong đời sống, tránh xa mọi phiền toái của thế gian. Trong nhà ông treo một tấm biển lớn, chữ viết theo lối bút họa, ghi lời của một người bạn:

“Có thì vui. Không cũng vui. Được mất đều vui.”


Tràm Cà Mau.

NẾU VỢ CHỒNG MÌNH TRÚNG SỐ.


Đêm đã khuya rồi, tôi trở mình đổi tư thế nằm cố dỗ giấc ngủ để mai còn dậy sớm đi làm. Chồng tôi nằm bên cạnh cũng đang trở mình trằn trọc, anh ta là người dễ ngủ, mọi hôm giờ này anh đã ngủ say rồi mà?
Tôi mở mắt ra thì thấy anh cũng đang trố mắt nhìn tôi:
– Anh chưa ngủ được à? Tôi hỏi khẽ.
– Em cũng chưa ngủ được à? Anh ta cũng khẽ hỏi lại.
– Vì em đang trăn trở một điều…
– Anh cũng đang có một điều trăn trở…
Tôi tò mò, tỉnh cả ngủ:
– Chúng mình hãy cùng nói lên điều trăn trở của mình xem sao nhé?
– Em cứ làm như trò trẻ con. Khuya rồi lo mà ngủ đi.
– Kệ nó, đằng nào cũng tỉnh ngủ rồi. Nào…một…hai…ba…chúng ta cùng nói.
– Nếu vợ chồng mình trúng số !!
Cả hai nói cùng một câu, cùng một lượt, cùng một nỗi khát khao như nhau. Tôi lăn nhào vào anh, ôm chầm lấy anh mà reo:

–Trời ơi, suốt bao nhiêu năm lấy nhau chúng mình toàn bất đồng ý kiến, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng cãi nhau, thầy bói nói tuổi mình xung khắc tứ hành xung.. Đêm nay em mới biết ít ra mình cũng có một lần ý hợp tâm đầu, từ giờ trở đi vợ chồng mình hãy cùng nhìn về một hướng như thế này cho nhà cửa êm ấm anh nhé?

– Anh cũng ngạc nhiên sao đêm nay vợ chồng mình lại giống nhau đến thế? Vậy em hãy hứa trước không bao giờ sinh sự, quát tháo anh nữa đi !
Tôi nũng nịu nép vào người anh:
–Em hứa mà !
–Em ạ, lúc chiều anh coi ti vi thấy tin ông Nguyễn Văn Út ở thành phố Carrollton, tiểu bang Texas trúng số Mega, sau khi trừ thuế lấy về 62 triệu….
Tôi ngắt lời anh:
–Em biết rồi, và nó làm anh trằn trọc mất ngủ chứ gì? Em đây cũng thế, con số 62 triệu  quay cuồng trong đầu óc em, em cứ thao thức ước gì mình được may mắn như ông Nguyễn văn Út.
–Nếu mình được thần tài gõ cửa thì cuộc đời sẽ thay đổi vô số kể, em nhỉ?
–Với em, cả thế giới cũng thay đổi theo mình đấy.
–Nhưng mình có mua vé số bao giờ đâu mà mong trúng số?
–Thì ngày mai bắt đầu mua.
–Tài chính nhà mình đâu vào đấy khít khao cả rồi, mua vé số một vài đồng cho vui thì được, chứ tiền đâu mà mua nhiều?
–Em có cách rồi, anh hãy nhịn cái khoản cà phê thuốc lá đi, để mua sự hy vọng trở thành triệu phú.
Tôi hớn hở tiếp:
–Bây giờ chúng mình hãy thử tưởng tượng nếu trúng số 62 triệu như ông Út xem sao. Em nhường cho anh quyền tiêu tiền trước đó…
–Sao hôm nay em tử tế và khiêm nhường thế? anh cũng…nhường cho em được quyền tiêu tiền trước đó.
–Ôi, nếu mình có 62 triệu trong tay, trước hết mình sẽ mua một ngôi nhà thật to, thật đẹp, để quên phứt đi căn phòng apartment cũ kỹ này. Căn nhà sẽ có cả chục phòng ngủ, phòng tắm, mỗi ngày mình ngủ một phòng và tắm một phòng.
–OK, anh đồng ý cho em mua nhà to, sẽ thuê người lau chùi dọn dẹp. Nhưng tính em nhút nhát hay sợ ma, liệu em có ở nổi trong căn nhà rộng thênh thang đó không?
Tôi chần chừ:
–Ừ nhỉ, nhà nhiều phòng quá cũng…lạnh cả người, mà lo gì, em sẽ thuê kẻ hầu người hạ, vào ra tấp nập. Xong nhà rồi mình sẽ mua xe hơi đắt tiền nhất nước Mỹ, còn hai cái xe cũ hiện nay mình donate cho người nghèo làm phước anh ạ.
–Ôi cha, phước đâu chưa thấy mà có khi người ta rước họa vào thân, cả hai xe đều cà tàng nay hư cái này mai hư cái khác. Em còn nhớ tuần trước anh đang chạy xe bỗng chết máy dừng lại trên highway xe cộ nườm nượp tí nữa thì anh bị xe khác đụng toi mạng không?
–Kệ họ, có còn hơn không. Mình mơ tiếp đi anh, có nhà to, xe đẹp rồi tới gì nữa đây? Chả lẽ ngày nào cũng lái xe đẹp ra đường chơi khơi khơi mãi sao?
–Mình sẽ đi du lịch, ngồi máy bay hạng first class đi khắp thế giới cho biết năm châu bốn biển.
Tôi lo ngại:
–Anh ơi, vé first class mà rớt máy bay cũng chết tốt, tiền của chưa kịp hưởng.

– Sống chết có số mà em, anh từng ao ước được đi đó đi đây…mỗi quốc gia đều có cái hay, cái đẹp của nó, thật là thú vị..

–Nhưng phải chừa Iraq và Afghanistan ra, hai xứ đó đang có chiến tranh và khủng bố, kẻo tên bay đạn lạc lại chết oan.
–Em lo xa thật là có lý. Chồng tôi khen.
–Cả các nước Châu Phi nữa anh ạ, đa số dân họ nhiễm HIV, đến đó khéo vạ lây vào thân.
– Em lại càng có lý.
Chưa bao giờ vợ chồng tôi thuận hòa, hiểu lòng nhau như bây giờ, chồng tôi tiếp:
–Nhưng chắc chắn mình sẽ về thăm Việt Nam, đi từ Nam ra Bắc, sẽ ghé vào tất cả những của hàng ăn uống sang trọng của Sài Gòn Hà Nội.
Tôi gạt ngay:
–Không được, đồ ăn Việt Nam bây giờ không bảo đảm, và nhất là các cô gái trẻ đẹp thấy hơi tiền sẽ bám theo anh, sẽ cua anh, em vừa mất tiền vừa mất chồng. Mấy ông Đài Loan, Hàn Quốc vừa già vừa handicap còn lấy được gái Việt Nam trẻ đẹp hơ hớ kia kìa, nói gì anh. Tuyệt đối mình không về Việt Nam.
Anh ta năn nỉ:
–Quê hương không về thì về đâu? Ta sẽ về xóm cũ làng xưa, xây cầu, xây trường học làm phước.
–Thôi chuyện đó mắc mớ gì mình làm giùm nhà nước Việt Nam, thà lấy tiền phân phát tận tay cho bà con lối xóm còn hơn. Nhưng anh hứa là không được vào nhà hàng, quán nhậu đó nghe? Để chắc ăn, anh đi đâu em theo đó từng bước.
–Như vậy là anh đi tù chứ đâu phải đi du lịch?
– Đàn ông các anh ghê lắm, lúc bình thường nghèo khổ thì ngoan ngoãn dễ bảo, có đồng tiền là đổi mới ngay, đòi của lạ, đòi hưởng thụ ngất trời xanh. Em không bao giờ tin anh, vì anh cũng là một thằng đàn ông.
Chồng tôi thở dài:
–Em tính sao cũng được, còn đàn bà các em thì sao?
–Thì ngoài chồng con, em cũng phải ưu tiên cho em chứ. Em sẽ shopping, sẽ đi ra đi vào thẩm mỹ viện như đi chợ, để sửa đổi cái nhan sắc vừa xấu vừa già trước tuổi của em…
Anh ta vội vàng ngắt lời tôi:
–Anh cũng định…nói thế mà sợ em giận, may quá em đã tự giác nói ra trước.
Trong bóng đêm tôi lườm chồng:
–Chắc bao năm nay anh chán em lắm rồi chứ gì? Dịp này em sẽ đẹp từ quần áo, trang sức cho đến con người. Sẽ không ai nhận ra em là mụ đàn bà hốc hác của những vất vả nhọc nhằn, của những đêm thiếu ngủ ngồi làm assembly trong hãng mà ngủ gà ngủ gật nữa.
–Nói tới hãng xưởng anh mới nhớ, mình sẽ  nghỉ làm ở nhà tha hồ mà ăn mà ngủ, không phải thấp thỏm choàng tỉnh dậy khi chuông đồng hồ báo thức lúc tờ mờ sáng nữa.
Tôi phụ họa:
–Sung sướng nhất là  em sẽ vĩnh biệt được bộ mặt khó ưa của thằng cai lúc nào cũng dòm ngó, hễ thấy công việc em làm chậm chạp hay làm sai sót là chỉ trích, phê bình.
– Em làm sai, làm hư sản phẩm, người ta phê bình là đúng rồi mà em.
Tôi bướng bỉnh:
– Nhưng em ghét thái độ của nó lắm. Nay trúng số, em sẽ bất ngờ bỏ việc cái một cho nó giật mình té ngửa.
– Em ơi, em mà nghỉ việc thì sẽ có hàng đống người nhào vô xin việc, chẳng có hãng xưởng nào đau đớn, té ngửa vì em bỏ việc đâu. Vả lại, nếu họ có tiếc thì cũng chả bao giờ tiếc một công nhân vừa dở vừa lười như em, làm không bao giờ đủ chỉ tiêu, chất lượng, ấy là chưa kể thỉnh thoảng em trái nắng trở trời đi trễ về sớm. Hãng không đuổi em là may đấy.
–Anh đánh giá em thấp thế! Mà thôi, bàn tiếp đi nếu em nghỉ ở nhà, chỉ ăn chơi không thì sẽ béo phì mất, coi chừng lại mắc bệnh nhà giàu dư mỡ, dư đường, cao huyết áp !!
–Mình sẽ học khiêu vũ, sẽ bơi lội, đó là những môn nghệ thuật, thể thao văn minh lịch sự và có lợi cho thân thể .
Tôi tán thành:
–Ý kiến của anh thật là tuyệt hảo. Chuyện vợ chồng mình thế là tạm đủ, bây giờ tính cho hai đứa con mình, con Bầu và thằng Bí đi anh.
Chồng tôi âu yếm trêu chọc:
–Gớm, ở xứ Mỹ văn minh mà em đặt nickname cho hai con cứ như ở miệt vườn bên Việt Nam ấy, Bầu với Bí !!
–Em thích thế, vừa dễ thương vừa có tình quê hương anh ạ.
–Xem nào, anh muốn sau này hai con sẽ học trường danh tiếng nhất ở Mỹ…
Tôi chợt băn khoăn:
– Nhưng học để…làm gì? mấy năm trời đại học ra trường chỉ kiếm vài chục ngàn một năm. Trong khi gia tài nhà mình ăn xài cả mấy đời không hết.
–Em có lý dù cái lý của em không ổn.
–Gì mà không ổn ? con mình sẽ thành lập hãng xưởng, thuê người làm giám đốc, làm quản lý. Nó không cần bằng cấp vẫn chỉ huy được mấy thằng có bằng cấp, ra lệnh cái gì cũng có người “Yes, Sir” ngay. Anh thấy không, nhiều triệu phú trên thế giới nhờ làm ăn gặp may chứ có bằng cấp mẹ gì đâu.
– Anh xin em, đừng nói giọng khinh đời như thế! bên cạnh cái may người ta cũng có tài, có năng khiếu nào đó mới thành công được.
–Thế còn chuyện lập gia đình cho con Bầu, thằng Bí sau này? chẳng lẽ con mình giàu thế lại lấy bác sĩ, kỹ sư đồng lương không xứng với gia tài nhà mình?

–Nếu em muốn tìm sui gia ngang ngửa với tài sản nhà mình thì mai ra chợ mua cuốn Forbes, nó xếp hạng các người giàu trên thế giới, tha hồ cho em lựa chọn sui gia..

–Đúng thế, cứ coi gương tụi Hollywood, tụi nổi tiếng thì biết. Cầu thủ bóng đá Beckham lấy con ca sĩ Spice Girls, Jennifer Lopez lấy Anthony hay ông nghị sĩ, cựu ứng viên tổng thống Kerry lấy bà quả phụ Ketchup v..v..Họ đều có tài sản ngang ngửa nhau, nếu có ly dị cũng không ai bị thiệt thòi.
Chồng tôi âu yếm ôm tôi:
–Nãy giờ mình tính chuyện vợ chồng con cái đâu vào đấy cả rồi nếu vợ chồng mình trúng số 62 triệu. Điều vui nhất là kể từ hôm nay mình ý hợp tâm đầu, em hãy hứa với anh một lần nữa, đừng bao giờ kiếm chuyện cãi cọ với anh nghe em?
–Em đã hứa rồi mà. Tôi dịu dàng và nũng nịu nói.
Anh hôn tôi:
–Vậy bây giờ mình ngủ em nhé, mai anh bắt đầu mua vé số, anh quyết chí sẽ nhịn cà phê, thuốc lá, em vừa lòng chưa?
–À quên nữa anh ơi, còn một điều rất quan trọng, khi mình trúng số thành triệu phú thì sẽ có bao nhiêu sự nguy hiểm rình rập xung quanh, nào trộm cướp, nào tống tiền, sợ mình chưa hưởng được bao nhiêu lại….
Anh ngắt lời tôi:
–Em đừng lo, mình sẽ thuê body guard bảo vệ, ngoài ra sẽ thuê luật sư để liên hệ với sở sổ số, sở thuế và mọi thứ có liên quan đến tiền bạc, và sẽ thuê một phát ngôn viên chuyên trả lời điện thoại, vì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn cú phone từ bà con, bạn bè thân sơ đến những kẻ không quen biết, trước để chung vui sau để xin xỏ, và các hội từ thiện, các hội đoàn tùm lum mang đủ thứ danh xưng xin giúp đỡ, rồi các business, các cố vấn đầu tư mời mua bán, mời hợp tác. Mình mà trả lời trực tiếp phone thì sẽ điên đầu lên mà chết.
–Vậy thì em yên tâm rồi, chưa bao giờ em thanh thản như đêm nay
–Khuya qúa  rồi, chúc em ngủ ngon có nhiều mộng đẹp.

–Em cũng chúc anh ngủ ngon nhé..


Giấc mộng vàng son còn luẩn quẩn đâu đây đang êm ái ru tôi vào giấc ngủ. Bỗng một tiếng kêu như từ một cõi xa xăm nào vọng lại, tiếng của chồng tôi:
–Em ơi, hôm nay là mồng 5 rồi, suýt nữa thì quên!
Tôi đáp lơ mơ:
–Thì có sao đâu…
–Trời ơi, là hạn chót trả bill xe, trả tiền thuê nhà.
Nghe tới chữ “bill” là tôi giật mình ngồi nhỏm dậy, hất tung chăn gối sang một bên:
–Ừ nhỉ, sao mà nhanh thế??
–Trong bank còn đủ tiền trả không hả em?
–Em không biết nữa, vì tháng này con Bầu, thằng Bí đi bác sĩ mấy lần, tiền mua thuốc cũng bộn, vượt ra ngoài chỉ tiêu rồi.
–Chết chưa ! Mai tính sao đây? Tháng trước mình trả tiền nhà trễ và ký check không có tiền trong bank đã bị phạt mấy chục đồng rồi.
Tôi càu nhàu:
–Để mai xem, kẹt quá thì em mượn tạm…tiền già của mẹ em, chứ không để nó phạt nữa đâu, vừa mất mặt vừa tiếc tiền đứt cả ruột.
Cái bóng ma của tiền nợ xe, tiền thuê nhà hiện ra lù lù trước mặt làm tôi tỉnh ngủ, lòng tôi sôi sục buồn lo. Chồng tôi vẫn dịu dàng:
–Thôi ngủ đi em để mai còn đi làm. Good night !
Tôi bực mình gắt lên:
–Good night cái gì nữa? anh vừa nhét vào đầu tôi hai cái món nợ đời kia kìa. Lần sau đừng mang những chuyện hắc ám ấy lên giường ngủ, anh biết chưa?
–Vì anh chợt nhớ ra, phải nói ngay, kẻo ngày mai cả hai đứa đều bận rộn quên phéng đi, trả trễ họ lại phạt tiền, đã nghèo lại gặp cái eo !
Tôi cười lạt lẽo và oán trách:
–Cám ơn anh đã nhắc nhở, nhưng không đúng lúc, khi mà chúng ta vừa dệt xong giấc mơ triệu phú. Bây giờ kể như tôi mất ngủ đêm nay.
Anh ta cũng cười lạt lẽo chẳng khác chi tôi:
–Em giọng nào nói cũng được, không nhắc thì trách, nhắc không đúng lúc thì bị la. Tôi cũng sẽ mất ngủ đêm nay.
Rồi anh ta vùng dậy, ôm gối ôm chăn đi ra ngoài. Tôi thừa hiểu anh ta ra ghế sofa ngủ, đó là kết quả của bao phen vợ chồng xung khắc cãi nhau. Chưa hết, anh ta còn buông lại một câu hù dọa quen thuộc mà tôi đã nghe hàng trăm lần:
–Tôi thề là kiếp sau không lấy vợ, cụ thể là không lấy cô, cô nghe rõ chưa?
Tôi gào lên:
–Tôi cũng thề, thà tôi là gái già, gái ế còn hơn là lấy anh. Anh nghe rõ chưa?
Giường rộng thênh thang, tôi nằm xoải tay xoải chân đủ kiểu để cố dỗ giấc ngủ muộn, được tí nào hay tí ấy, và tôi biết chắc rằng ngày mai tôi lại vác cái bộ mặt hốc hác đến hãng để tiếp tục công việc nhàm chán hàng ngày và nhìn bản mặt khó ưa của của thằng cai không biết đến bao giờ, trừ khi nó bỏ việc đi nơi khác hay một ngày nào đó nó trúng gió chết ngắc.

Nguyễn Thị Thanh Dương


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.